Tổ chức Lễ Hiển Hóa tại ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất của Việt Nam

Trong 2 ngày (22 - 23/10), UBND phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) tổ chức Lễ Hiển Hóa của Ngài Thần Hỏa tại Đền thờ Hỏa Thần - số 30 phố Hàng Điếu.

Hoạt động nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân gian trong việc thờ Thần Hỏa. Trong 2 ngày tổ chức Lễ Hiển Hóa, di tích Đền Hỏa Thần - 30 phố Hàng Điếu sẽ mở cửa đón tiếp Nhân dân và khách thập phương vào lễ từ 11 giờ hằng ngày.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân; Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn thay mặt Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ và các phòng, ban, Nhân dân quận Hoàn Kiếm dâng hương tại Lễ Hiển Hóa của Ngài Thần Hỏa.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân; Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn thay mặt Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ và các phòng, ban, Nhân dân quận Hoàn Kiếm dâng hương tại Lễ Hiển Hóa của Ngài Thần Hỏa.

Hằng năm, lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng Ba và 28 tháng Chín (âm lịch) - ngày sinh và ngày hóa của Ngài Thần Hỏa.

Hằng năm, lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng Ba và 28 tháng Chín (âm lịch) - ngày sinh và ngày hóa của Ngài Thần Hỏa.

Đền Hỏa Thần - nơi thờ thần lửa duy nhất tại Hà Nội. Hỏa thần cũng được coi là ông tổ nghề cứu hỏa, xuất hiện tại Hà Nội vào khoảng thế kỷ XIX.

Đền Hỏa Thần - nơi thờ thần lửa duy nhất tại Hà Nội. Hỏa thần cũng được coi là ông tổ nghề cứu hỏa, xuất hiện tại Hà Nội vào khoảng thế kỷ XIX.

Theo người dân sinh sống trong khu vực, vị thần được thờ tại đền Hỏa Thần là Quang Hoa Mã Nguyên súy - người ban đầu có tính tình nóng nảy nhưng sau đắc đạo, trở thành môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng đế, chuyên việc trừ hỏa tai.

Theo người dân sinh sống trong khu vực, vị thần được thờ tại đền Hỏa Thần là Quang Hoa Mã Nguyên súy - người ban đầu có tính tình nóng nảy nhưng sau đắc đạo, trở thành môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng đế, chuyên việc trừ hỏa tai.

Ngôi đền được xây theo kiểu chữ “Công”. Tiền tế là một nếp nhà ngang ba gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Bộ khung đỡ mái được làm bằng gỗ với bốn bộ vì kèo quá giang. Hai đầu tường hồi gắn hai tấm bia đá ghi lại ngày tháng xây dựng, trùng tu di tích. Trên cửa ra vào treo bức hoành phi đề ba chữ “Hỏa Thần từ” được làm năm 1864.

Ngôi đền được xây theo kiểu chữ “Công”. Tiền tế là một nếp nhà ngang ba gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Bộ khung đỡ mái được làm bằng gỗ với bốn bộ vì kèo quá giang. Hai đầu tường hồi gắn hai tấm bia đá ghi lại ngày tháng xây dựng, trùng tu di tích. Trên cửa ra vào treo bức hoành phi đề ba chữ “Hỏa Thần từ” được làm năm 1864.

Trước đây, những ngôi nhà trên phố Hàng Điếu chủ yếu được lợp tranh, tre, nứa, lá nên thường xuyên xảy ra hỏa hoạn. Vì thế, người dân đã dựng đền Hỏa Thần để thờ thần Lửa, mong được che chở, bình an.

Trước đây, những ngôi nhà trên phố Hàng Điếu chủ yếu được lợp tranh, tre, nứa, lá nên thường xuyên xảy ra hỏa hoạn. Vì thế, người dân đã dựng đền Hỏa Thần để thờ thần Lửa, mong được che chở, bình an.

Đền Hỏa Thần đã được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997.

Đền Hỏa Thần đã được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997.

D.Tùng

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/to-chuc-le-hien-hoa-tai-ngoi-den-tho-than-lua-duy-nhat-cua-viet-nam.html