Tổ chức OPEC hiện đang chi phối thị trường năng lượng thế giới, rất nhiều quốc gia mong muốn có được tư cách thành viên, nhưng điều này không đúng với một đất nước Nam Mỹ.
Bất chấp sự rối ren và suy giảm hoạt động kinh doanh trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, ngành kinh doanh năng lượng vẫn là một trong những lĩnh vực sinh lời nhiều nhất.
Các công ty lớn và những "người chơi" mới tham gia thị trường đang cố gắng sử dụng tối đa nguồn lực của họ, khi lo ngại triển vọng xấu của ngành trong tương lai, với sự xuất hiện của năng lượng tái tạo, điều này dẫn đến hậu quả tự nhiên.
Ví dụ tại Guyana, nơi có những mỏ dầu đầy hứa hẹn được phát hiện trong những năm gần đây - họ không quan tâm đến việc gia nhập OPEC.
Một quốc gia nhỏ ở Nam Mỹ với 800.000 dân giáp Venezuela (Caracas là một thành viên sáng lập của OPEC), muốn khai thác dầu thô trên quy mô lớn càng sớm càng tốt.
Họ muốn tận dụng nhu cầu nguyên liệu thô toàn cầu vẫn đang tăng trong thập kỷ này và thúc đẩy nền kinh tế của mình, từ đó xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia nhờ nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ.
Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi Guyana không muốn trở thành một phần của OPEC, nơi họ sẽ buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng theo thỏa thuận với các thành viên khác của nhóm và cả OPEC+ rộng lớn hơn, với hy vọng giữ giá dầu ở mức chấp nhận được .
Mục tiêu của Guyana là tối đa hóa hoạt động thăm dò và khoan dầu, mở các địa điểm bổ sung với hy vọng rằng các nhà khai thác sẽ lặp lại thành công của ExxonMobil - công ty đã phát hiện ra hàng tỷ thùng dầu ngoài khơi đất nước.
Tạp chí Wall Street Jounal cho biết mới đây các thành viên của OPEC vẫn hy vọng sẽ đưa Guyana vào hàng ngũ của mình và đang nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.
Tuy nhiên lần đầu tiên OPEC đã bị từ chối về tư cách thành viên. Phó Tổng thống Bharrat Jagdeo tái khẳng định Guyana sẽ không tham gia Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Khát vọng của Guyana là dễ hiểu, nhưng hành động là phi logic. Với quy luật cơ bản của thị trường khi giá liên quan trực tiếp đến lượng cung, dễ nhận thấy quốc gia Mỹ Latinh này đang tự mâu thuẫn với chính mình, khi cố gắng tránh cắt giảm sản lượng vì lợi nhuận lớn.
Trong mọi trường hợp, một nhà xuất khẩu khác trên thị trường sẽ chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn nếu họ không đi theo xu hướng chung mà các thành viên OPEC tiến hành đó là cắt giảm sản lượng.
Nhưng chính phủ của quốc gia nhỏ bé này vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách của mình bởi ham muốn lợi nhuận và sự khuyến khích của châu Âu khi đề xuất nhập khẩu khối lượng lớn sau khi dầu thô từ Nga biến mất khỏi EU.
Guyana muốn chấp nhận rủi ro dù cho dù có thể đặt mọi thứ vào tình thế nguy hiểm, bao gồm cả mục tiêu tương tự của những quốc gia sản xuất khác, họ quyết định hành động độc lập và không chịu sự kiểm soát.