Tổ hợp không gian khoa học gần 200 tỷ vừa hoạt động đã sụt lún

Sau một năm khánh thành, đưa vào hoạt động, tổ hợp không gian khoa học ở Quy Nhơn (Bình Định) xảy ra sụt lún khắp nơi.

 Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên tại Việt Nam được xây trên diện tích 12,6 ha ở thung lũng Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn). Sau 7 năm xây dựng, ngày 29/4/2022, công trình này được khánh thành, đưa vào hoạt động. Công trình gồm 7 phòng trưng bày và nhà chiếu hình vũ trụ.

Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên tại Việt Nam được xây trên diện tích 12,6 ha ở thung lũng Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn). Sau 7 năm xây dựng, ngày 29/4/2022, công trình này được khánh thành, đưa vào hoạt động. Công trình gồm 7 phòng trưng bày và nhà chiếu hình vũ trụ.

 Trong quá trình triển khai dự án, đơn vị liên danh tư vấn thiết kế tại Việt Nam phải điều chỉnh thiết kế nhiều hạng mục nên tổng vốn đầu tư dự án tăng. Tháng 7/2015, công trình khởi công với tổng mức đầu tư ban đầu 110 tỷ đồng, đến nay tổng vốn lên gần 200 tỷ.

Trong quá trình triển khai dự án, đơn vị liên danh tư vấn thiết kế tại Việt Nam phải điều chỉnh thiết kế nhiều hạng mục nên tổng vốn đầu tư dự án tăng. Tháng 7/2015, công trình khởi công với tổng mức đầu tư ban đầu 110 tỷ đồng, đến nay tổng vốn lên gần 200 tỷ.

 Sau một năm đưa vào hoạt động, nhiều hạng mục công trình của Tổ hợp không gian khoa học này xảy ra sụt lún, hư hỏng. Trước đó, tháng 7/2015, Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên tại Việt Nam được khởi công xây dựng tại TP Quy Nhơn. Tổ hợp này được Chính phủ định hướng trở thành khu đô thị khoa học và giáo dục, điểm đến và cầu nối của khoa học và giáo dục Việt Nam với các nước.

Sau một năm đưa vào hoạt động, nhiều hạng mục công trình của Tổ hợp không gian khoa học này xảy ra sụt lún, hư hỏng. Trước đó, tháng 7/2015, Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên tại Việt Nam được khởi công xây dựng tại TP Quy Nhơn. Tổ hợp này được Chính phủ định hướng trở thành khu đô thị khoa học và giáo dục, điểm đến và cầu nối của khoa học và giáo dục Việt Nam với các nước.

 Nền khu vực xung quanh một số chân trụ tòa nhà xuất hiện các vết nứt, bong tróc từng mảng, chân đế trụ như sắp bị tách rời ra.

Nền khu vực xung quanh một số chân trụ tòa nhà xuất hiện các vết nứt, bong tróc từng mảng, chân đế trụ như sắp bị tách rời ra.

 Một số chân trụ xung quanh công trình cũng xuất hiện tình trạng sụt lún, hở hàm ếch.

Một số chân trụ xung quanh công trình cũng xuất hiện tình trạng sụt lún, hở hàm ếch.

 Phần móng công trình xuất hiện những vệt nứt lớn kéo dài.

Phần móng công trình xuất hiện những vệt nứt lớn kéo dài.

 Theo lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định, quá trình khảo sát địa chất, các chuyên gia từng nhận định khu này là đất ruộng và cát biển bồi tụ. Do vậy công trình xảy ra sụt lún là tất yếu. Hiệp hội xây dựng, phải bảo trì công trình này hàng năm.

Theo lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định, quá trình khảo sát địa chất, các chuyên gia từng nhận định khu này là đất ruộng và cát biển bồi tụ. Do vậy công trình xảy ra sụt lún là tất yếu. Hiệp hội xây dựng, phải bảo trì công trình này hàng năm.

 Cuối năm 2022, Tổ hợp không gian khoa học xuất hiện 27 điểm thấm và dột liên tục mỗi khi mưa xuống. Trước tình hình này, UBND tỉnh Bình Định đã cho phép Sở Khoa học và Công nghệ sử dụng không quá 800 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2023, để sửa chữa, bảo dưỡng công trình này.

Cuối năm 2022, Tổ hợp không gian khoa học xuất hiện 27 điểm thấm và dột liên tục mỗi khi mưa xuống. Trước tình hình này, UBND tỉnh Bình Định đã cho phép Sở Khoa học và Công nghệ sử dụng không quá 800 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2023, để sửa chữa, bảo dưỡng công trình này.

 Vị trí Tổ hợp không gian khoa học ở thung lũng Quy Hòa (TP Quy Nhơn). Ảnh: Google Maps.

Vị trí Tổ hợp không gian khoa học ở thung lũng Quy Hòa (TP Quy Nhơn). Ảnh: Google Maps.

Minh Hoàng - A. Thiên

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/to-hop-khong-gian-khoa-hoc-gan-200-ty-vua-hoat-dong-da-sut-lun-post1431369.html