Xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh, Quảng Trị) thuộc vùng lũ, năm nào cũng lụt và hiện nay vẫn là nơi chịu ảnh hưởng rất nặng với 1.200 hộ với sàn nhà ngập sâu từ 50cm tới 1,5m. Trong đó, thôn Quảng Xá là nơi sinh sống của hơn 300 hộ dân bị ngập nặng nhất, chia cắt hoàn toàn với bên ngoài.
Nước dâng cao khiến cuộc sống rất khó khăn, họ buộc phải tìm chỗ cao để nấu cơm, đun nước rồi chia tới từng nhà. Đến nay, nhiều đoàn từ thiện đã tiếp cận và hỗ trợ cơm, nước uống, nến…
Để phân phát hàng hóa, nhiều thanh niên, đàn ông làng Quảng Xá tình nguyện chèo thuyền vượt lũ, chở từng xuất cơm, chai nước từ Quốc lộ 1A vào làng và chia tới từng nhà, ưu tiên những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều tình nguyện viên đóng góp thuyền hoặc tự bỏ tiền túi ra mua xăng dầu.
Ngoài đồ ăn, nước uống là mặt hàng hết sức cần thiết trong giai đoạn nước lũ dâng cao.
Đường bộ ngập sâu, giao thông tại thôn Quảng Xá phụ thuộc toàn bộ vào thuyền máy hoặc xuồng.
Thanh niên phụ trách chia cơm hộp tới từng nhà.
Cơm hỗ trợ được các đoàn từ thiện nấu, đóng hộp rồi vận chuyển tới gần làng trên Quốc lộ 1A.
Theo trưởng thôn Quảng Xá, các gia đình khó khăn, chính sách sẽ được ưu tiên cứu trợ.
Các mặt hàng khác cũng được chia đều cho mọi người nhưng có nhiều gia đình từ chối nhận hỗ trợ để dành cho người khác. Trong ảnh là đoàn từ thiện tặng nhu yếu phẩm tại xã Vĩnh Lâm.
Trẻ em dùng bè chuối đi nhận nước uống tại nhà văn hóa thông Quảng Xá.
Học sinh phơi sách vở trên cửa sổ tầng 2.
Ông Hoàng Đức Chinh (thôn Quảng Xá) cho biết gia đình có 35 tấn thóc bị nước lũ nhấn chìm trong đó 4 tấn thóc trong máy sấy đã mọc mầm.
Bà Hoàng Kim Tuyến chỉ vào những bao gạo từng bị ngập dưới nước, vẫn bám đầy bùn bên ngoài. Chưa thông đường, bà không thể đưa thóc, gạo ra vùng khác để sấy hoặc mang ra phơi bởi Miền Trung đang chuẩn bị đón bão số 8.
Trang trại nuôi chim cút của bà Hòa bị nước lũ làm chết 5.000 con và số này chưa dừng lại bởi môi trường ẩm ướt, không có điện để khắc phục.
Nhiều thóc lúa vừa thu hoạch đã bị nước lũ nhấn chìm.
Nước đã rút nhưng vẫn ngập cao hơn mặt đường làng khoảng 1m. Người dân vẫn chưa có điện, củi để nấu ăn, họ phải dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.
X.A