Tọa đàm 'Mối nguy hiểm mới từ thuốc lá'

Chưa đầy 20 ngày nữa Nghị quyết cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sẽ đi vào cuộc sống. Vậy cần làm gì để quyết định này được thực thi hiệu quả?

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên.

Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Mối nguy hiểm mới từ thuốc lá". Ảnh: Thế Huỳnh

Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Mối nguy hiểm mới từ thuốc lá". Ảnh: Thế Huỳnh

Theo Bộ Y tế, một khảo sát về sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh phổ thông lớp 8-12 (13-17 tuổi) ở TP Hà Nội cho thấy tỉ lệ này là 8,4%, trong đó 45% chưa bao giờ hút thuốc lá điếu (người dùng mới); 3,2% học sinh 13-17 tuổi sử dụng đồng thời thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu (người dùng kép).

Thuốc lá điện tử có thể tăng nguy cơ sử dụng ma túy do người dùng có thể tự pha chế dung dịch, pha trộn các chất cấm như cần sa tổng hợp, ketamin, heroin vào thuốc lá, đặc biệt là ở giới trẻ.

Bộ Công an đã phát hiện một số trường hợp cả các đơn vị tư nhân nhập lậu linh kiện sản phẩm, chủ động pha trộn ma túy vào các sản phẩm thuốc lá điện tử trước khi bán.

Từ năm 2022, Việt Nam ghi nhận một loạt các ca bệnh điển hình nhập viện do người sử dụng hút thuốc lá điện tử có phối trộn ma túy. Năm 2023, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có ngộ độc ma túy.

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy (Bộ Công an), tình trạng mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử pha trộn, tẩm ma túy (cần sa tổng hợp) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt trên mạng; đối tượng chủ yếu là giới trẻ.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết các nguy cơ khác khiến tác hại của thuốc lá điện tử cao hơn so với thuốc lá điếu là: Nồng độ nicotine cao hơn; khối lượng chất lỏng/dung dịch lớn hơn; tình trạng ghi nhãn không đầy đủ; thiếu bao bì chống trẻ em; thời gian sử dụng lâu hơn thuốc lá điếu...

Thuốc lá điện tử chứa nhiều thành phần độc hại cho sức khỏe

Thuốc lá điện tử chứa nhiều thành phần độc hại cho sức khỏe

Chính vì những lý do này, quyết định cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025 nhận được sự ủng hộ của dư luận, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Vậy làm thế nào để cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt là ngăn chặn giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử, để tránh được những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần và hàng loạt bệnh tật, Báo Người Lao Động và Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Mối nguy hiểm mới từ thuốc lá".

Các khách mời tham gia chương trình:

Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Trưởng ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)

Bác sĩ Nguyễn Thành Long, Phòng sử dụng chất và y học hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai)

Chương trình được Báo Người Lao Động tường thuật trực tuyến tại địa chỉ nld.com.vn

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Họ và tên

Email

Nội dung

Gửi

N.Dung

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/toa-dam-moi-nguy-hiem-moi-tu-thuoc-la-196241212210113728.htm