Toàn cảnh những tuyến cao tốc đưa các tỉnh xích lại gần TP.HCM

5 tuyến cao tốc đã giúp TP.HCM - trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất Việt Nam tăng tốc giao thương với các tỉnh xa.

Những tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác giúp các tỉnh khu vực phía Nam xích lại gần hơn với trung tâm kinh tế lớn TP.HCM. Hiện có 3 tuyến đã đưa vào khai thác, 3 tuyến sắp hoàn thành và nhiều tuyến khác đang triển khai. Khoảng 3 năm tới, xung quanh vùng kinh tế TP.HCM sẽ có nhiều tuyến cao tốc kết nối hơn nữa, giúp việc giao thương giữa các tỉnh với TP.HCM thuận lợi hơn.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc đầu tiên của cả nước được xây dựng để nối TP.HCM về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tuyến này có tổng chiều dài gần 62 km, thông xe từ năm 2010. Từ TP.HCM, các phương tiện theo quốc lộ 1 theo các nút giao: Tân Tạo - Chợ Đệm, Bình Thuận 1 - Chợ Đệm để vào cao tốc. Trên tuyến có hai nút giao lớn là Bến Lức và Tân An để xuống hai trung tâm của tỉnh Long An. Điểm cuối là nút giao Thân Cửu Nghĩa - Trung Lương để đi TP Mỹ Tho, thủ phủ của tỉnh Tiền Giang.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc đầu tiên của cả nước được xây dựng để nối TP.HCM về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tuyến này có tổng chiều dài gần 62 km, thông xe từ năm 2010. Từ TP.HCM, các phương tiện theo quốc lộ 1 theo các nút giao: Tân Tạo - Chợ Đệm, Bình Thuận 1 - Chợ Đệm để vào cao tốc. Trên tuyến có hai nút giao lớn là Bến Lức và Tân An để xuống hai trung tâm của tỉnh Long An. Điểm cuối là nút giao Thân Cửu Nghĩa - Trung Lương để đi TP Mỹ Tho, thủ phủ của tỉnh Tiền Giang.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương mở đầu một "thập kỷ cao tốc", nhấn mạnh sự quan trọng của hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế. Từ khi cao tốc này hoàn thành đưa vào khai thác, các mặt hàng nông sản miền Tây xuất khẩu qua Cảng Cát Lái (TP.HCM) tăng vọt.

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương mở đầu một "thập kỷ cao tốc", nhấn mạnh sự quan trọng của hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế. Từ khi cao tốc này hoàn thành đưa vào khai thác, các mặt hàng nông sản miền Tây xuất khẩu qua Cảng Cát Lái (TP.HCM) tăng vọt.

Tháng 1/2019, cao tốc TP.HCM - Trung Lương dừng thu phí, lượng ô tô qua cao tốc tăng 35%, bình quân mỗi ngày hơn 51.000 lượt phương tiện qua lại. Bộ GTVT đã đề nghị các bên liên quan nghiên cứu phương án mở rộng tuyến cao tốc này bằng vốn ngân sách, hoặc theo hình thức đối tác công tư (PPP). Sở GTVT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM nghiên cứu phương án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe và 2 làn khẩn cấp, khởi công năm 2025.

Tháng 1/2019, cao tốc TP.HCM - Trung Lương dừng thu phí, lượng ô tô qua cao tốc tăng 35%, bình quân mỗi ngày hơn 51.000 lượt phương tiện qua lại. Bộ GTVT đã đề nghị các bên liên quan nghiên cứu phương án mở rộng tuyến cao tốc này bằng vốn ngân sách, hoặc theo hình thức đối tác công tư (PPP). Sở GTVT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM nghiên cứu phương án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe và 2 làn khẩn cấp, khởi công năm 2025.

Ở phía Đông TP.HCM, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55km đi nối TPHCM đến Đồng Nai cũng đã được vào khai thác vào năm 2015. Tuyến này có tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng.

Ở phía Đông TP.HCM, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55km đi nối TPHCM đến Đồng Nai cũng đã được vào khai thác vào năm 2015. Tuyến này có tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng.

Tuyến cao tốc giúp thời gian di chuyển từ khu vực ngã 3 Dầu Giây thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai đến TP. Thủ Đức chỉ mất khoảng 30 phút, thay vì nhiều giờ nếu đi quốc lộ 1.

Tuyến cao tốc giúp thời gian di chuyển từ khu vực ngã 3 Dầu Giây thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai đến TP. Thủ Đức chỉ mất khoảng 30 phút, thay vì nhiều giờ nếu đi quốc lộ 1.

Sau 8 năm khai thác, tuyến cao tốc đang có dấu hiệu quá tải, nguy cơ ùn tắc thêm trầm trọng hơn sau khi sân bay Long Thành hoạt động vào năm 2025.

Sau 8 năm khai thác, tuyến cao tốc đang có dấu hiệu quá tải, nguy cơ ùn tắc thêm trầm trọng hơn sau khi sân bay Long Thành hoạt động vào năm 2025.

Để kéo dài cánh tay kết nối TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL, năm 2009 tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công. Nhưng sau hơn 10 năm, do nhiều khó khăn về nguồn vốn, dự án phải thay nhiều chủ đầu tư. Đến tháng 4/2022 cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51 km mới được đưa vào khai thác. Tổng vốn đầu tư của tuyến này là 12.000 tỷ đồng. Cao tốc có 4 làn xe, rộng 16 m, chưa có làn khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80 km/h. Ngoài giảm tải cho quốc lộ 1, tuyến còn rút ngắn gần nửa thời gian TP.HCM đi Mỹ Thuận so với trước.

Để kéo dài cánh tay kết nối TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL, năm 2009 tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công. Nhưng sau hơn 10 năm, do nhiều khó khăn về nguồn vốn, dự án phải thay nhiều chủ đầu tư. Đến tháng 4/2022 cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51 km mới được đưa vào khai thác. Tổng vốn đầu tư của tuyến này là 12.000 tỷ đồng. Cao tốc có 4 làn xe, rộng 16 m, chưa có làn khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80 km/h. Ngoài giảm tải cho quốc lộ 1, tuyến còn rút ngắn gần nửa thời gian TP.HCM đi Mỹ Thuận so với trước.

Do quy mô đầu tư giai đoạn 1 được tính toán dựa trên lượng xe cách đây hơn 10 năm, đến nay không còn phù hợp nên UBND tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho đầu tư giai đoạn 2 dự án bằng vốn ngân sách do Trung ương hỗ trợ. Cũng hướng về miền Tây, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được tích cực thi công xuyên Tết để kịp hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2023. Đồng thời với đó các là các dự án tốc giai đoạn 2 gồm Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau.

Do quy mô đầu tư giai đoạn 1 được tính toán dựa trên lượng xe cách đây hơn 10 năm, đến nay không còn phù hợp nên UBND tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho đầu tư giai đoạn 2 dự án bằng vốn ngân sách do Trung ương hỗ trợ. Cũng hướng về miền Tây, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được tích cực thi công xuyên Tết để kịp hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2023. Đồng thời với đó các là các dự án tốc giai đoạn 2 gồm Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2010 và được Bộ GTVT phê duyệt vào cuối năm 2014. Dự án có chiều dài khoảng 57,8 km với tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng, trong đó đoạn qua TP.HCM đi qua các huyện Cần Giờ, Nhà Bè và Bình Chánh.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2010 và được Bộ GTVT phê duyệt vào cuối năm 2014. Dự án có chiều dài khoảng 57,8 km với tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng, trong đó đoạn qua TP.HCM đi qua các huyện Cần Giờ, Nhà Bè và Bình Chánh.

Cũng do những khó khăn về cơ chế và nguồn vốn, đến nay cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn chưa hoàn thành. Theo kế hoạch, dự án này sẽ đưa vào khai thác vào năm 2025 để chia tải cho cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cũng do những khó khăn về cơ chế và nguồn vốn, đến nay cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn chưa hoàn thành. Theo kế hoạch, dự án này sẽ đưa vào khai thác vào năm 2025 để chia tải cho cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tương tự, để kéo dài cánh tay nối từ TP.HCM với các tỉnh Nam Trung Bộ, dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án cao tôc Bắc Nam giai đoạn 1 cũng được triển khai từ năm 2020 đến nay đang được các nhà thầu tích cực thi công. Dự án đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, có chiều dài khoảng 99 km, xuyên qua các cánh rừng cao su bạt ngàn. Điểm đầu tuyến nằm trên đoạn tuyến nối từ QL1A đi Mỹ Thạnh, cách Quốc lộ 1A khoảng 2,6km thuộc tỉnh Bình Thuận.

Tương tự, để kéo dài cánh tay nối từ TP.HCM với các tỉnh Nam Trung Bộ, dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án cao tôc Bắc Nam giai đoạn 1 cũng được triển khai từ năm 2020 đến nay đang được các nhà thầu tích cực thi công. Dự án đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, có chiều dài khoảng 99 km, xuyên qua các cánh rừng cao su bạt ngàn. Điểm đầu tuyến nằm trên đoạn tuyến nối từ QL1A đi Mỹ Thạnh, cách Quốc lộ 1A khoảng 2,6km thuộc tỉnh Bình Thuận.

Điểm cuối cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kết nối với tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại Km43+125. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có vận tốc thiết kế 120km/h, quy mô 4 làn xe, giúp di chuyển từ Đồng Nai đến Bình Thuận dự kiến chỉ mất khoảng 60 phút thay vì 120 như trước đây. Tiếp đó là cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo thuộc giai đoạn 1 dự án cao tốc Bắc Nam cũng đang được tích cực thi công để kịp hoàn thành trong năm 2023. Cùng với đó là các tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Vành đai 3, Vành đai 4... đang được xúc tiến xây dựng trong những năm tới.

Điểm cuối cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kết nối với tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại Km43+125. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có vận tốc thiết kế 120km/h, quy mô 4 làn xe, giúp di chuyển từ Đồng Nai đến Bình Thuận dự kiến chỉ mất khoảng 60 phút thay vì 120 như trước đây. Tiếp đó là cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo thuộc giai đoạn 1 dự án cao tốc Bắc Nam cũng đang được tích cực thi công để kịp hoàn thành trong năm 2023. Cùng với đó là các tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Vành đai 3, Vành đai 4... đang được xúc tiến xây dựng trong những năm tới.

Minh Quang

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/toan-canh-nhung-tuyen-cao-toc-dua-cac-tinh-xich-lai-gan-tphcm-d579741.html