Toàn cảnh vụ hàng ngàn con bò sữa bị bệnh và chết tại Lâm Đồng
Vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng tập trung chủ yếu ở huyện Đơn Dương và Đức Trọng với tổng đàn hơn 25.000 con hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khiến hàng ngàn con bị mắc bệnh và chết sau khi tiêm vaccine phòng chống bệnh viêm da nổi cục. Sau đây là tổng hợp các thông tin đáng chú ý trong suốt những ngày qua mà Truyền hình Quốc hội đã tổng hợp.
Ngày 7/7 tỉnh Lâm Đồng bắt đầu tiêm miễn phí vaccine viêm da nổi cục Navet-Lpvac do Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương – Navetco cung ứng cho 30.000 con trâu, bò, trong đó có 10.000 con bò sữa.
Ngày 26/7 ghi nhận có ca bệnh đầu tiêu chảy đầu tiên trên bò sữa tại huyện Đơn Dương.
Ngày 30/7, bò sữa phát bệnh tiêu chảy đồng loạt tại 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng.
Ngày 9/8 ghi nhận có 3.917 con bò sữa của 202 hộ trên địa bàn 6 xã bị bệnh, 172 con đã chết.
Ngày 11/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận việc tiêm vaccine có ảnh hưởng đến bò bị bệnh tiêu chảy.
Ngày 12/8, ghi nhận 5.350 con bò phát bệnh; 237 con bị chết tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Lâm Đồng khẳng định 100% số bò chết và nhiễm bệnh đều đã tiêm vaccine.
Ngày 14/8, kết quả kiểm nghiệm của Cục Thú y xác định nguyên nhân bò sữa tại Lâm Đồng bị bệnh và chết do bị nhiễm virus tên Pestivirus Tauri sau khi tiêm vaccine.
Ngày 18/8, số bò sữa bị bệnh và chết tiếp tục tăng.
Tới thời điểm hiện tại, người dân phản ánh nhiều bò sữa được chữa khỏi bệnh tiêu chảy lại tái bệnh và trở nặng nhưng các cơ quan chức năng chưa cập nhât số liệu chính thức, trong khi đó người dân đang bị vắt kiệt cả về sức lực lẫn kinh tế để cứu chữa đàn bò với chi phí ước tính khoảng 500.000 đồng/con/ngày.
Thuốc và vật tư của các cơ quan chức năng cung cấp không đủ trong khi giá cả thị trường tăng vọt vì khan hiếm.
Chính quyền địa phương đang tập trung cùng người dân cứu vãn tình hình đồng thời chờ đợi kết luận cuối cùng về nghĩa vụ trách nhiệm các bên liên quan. Lực lượng được huy động tham gia phòng, chống bệnh đã lên hơn 600 người; trong đó, nhân lực trực tiếp điều trị là 138 người và nhân lực phòng chống dịch, tiêu hủy bò bị bệnh là 465 người.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!