'Tôi muốn nôn nhưng không thể, vì sẽ làm bẩn bộ đồ bảo hộ'

Đằng sau lớp khẩu trang, đồ bảo hộ và những giờ làm việc liên tục của y tá, bác sĩ, nhân viên bệnh viện đều chứa đựng câu chuyện về hành trình chống dịch virus corona ở Vũ Hán.

 "Bên trong những bộ đồ bảo hộ giống như phòng tắm hơi vậy, nóng và ẩm ướt. Khi đang quay cuồng với công việc, dù không thể làm cơ thể mát hơn, tay tôi cứ bất giác giơ lên quạt quạt trước mặt. Mỗi khi ngồi xổm xuống, hơi nước trong người bắt đầu bốc lên, làm mờ cả kính bảo hộ. Nhưng không sao, mùa xuân vẫn đang tiếp diễn và tôi sẽ còn trở lại", bác sĩ Kong Peiwen (sinh năm 1995) chia sẻ. Đối với Kong, dù những vết hằn trên mặt do đeo khẩu trang có xấu xí, cô coi đó là chiến tích, là kỷ niệm đáng nhớ của mình.

"Bên trong những bộ đồ bảo hộ giống như phòng tắm hơi vậy, nóng và ẩm ướt. Khi đang quay cuồng với công việc, dù không thể làm cơ thể mát hơn, tay tôi cứ bất giác giơ lên quạt quạt trước mặt. Mỗi khi ngồi xổm xuống, hơi nước trong người bắt đầu bốc lên, làm mờ cả kính bảo hộ. Nhưng không sao, mùa xuân vẫn đang tiếp diễn và tôi sẽ còn trở lại", bác sĩ Kong Peiwen (sinh năm 1995) chia sẻ. Đối với Kong, dù những vết hằn trên mặt do đeo khẩu trang có xấu xí, cô coi đó là chiến tích, là kỷ niệm đáng nhớ của mình.

 "Đúng là một ông chú trong ảnh mà, còn già hơn ông chú nữa", bác sĩ Wu Zhangming (sinh năm 1988) cảm thán khi nhìn thấy bức ảnh bản thân sau giờ làm việc. Sau nhiều ngày làm việc, Wu đã dần quen với bộ đồ bảo hộ, việc khó thở khi mặc chúng trong nhiều giờ đồng hồ. "Khi mới đến Vũ Hán, tôi tự quay video bản thân trước khi làm việc, thở dài hoặc hét lớn tự cổ vũ mình. Đó là cách tôi thể hiện những cảm xúc mà khó chia sẻ với người khác", anh nói với The Paper.

"Đúng là một ông chú trong ảnh mà, còn già hơn ông chú nữa", bác sĩ Wu Zhangming (sinh năm 1988) cảm thán khi nhìn thấy bức ảnh bản thân sau giờ làm việc. Sau nhiều ngày làm việc, Wu đã dần quen với bộ đồ bảo hộ, việc khó thở khi mặc chúng trong nhiều giờ đồng hồ. "Khi mới đến Vũ Hán, tôi tự quay video bản thân trước khi làm việc, thở dài hoặc hét lớn tự cổ vũ mình. Đó là cách tôi thể hiện những cảm xúc mà khó chia sẻ với người khác", anh nói với The Paper.

 "Lần đầu tiên mặc quần áo bảo hộ, tôi đã buồn nôn vì quá ngột ngạt, nhưng không thể nôn ra vì nếu làm vậy sẽ bẩn luôn bộ quần áo đó, gây lãng phí. Tôi đã cố gắng kìm nén cơn buồn nôn ấy lại", Deng Jia (sinh năm 1991) nhớ lại. Trong những ngày làm việc ở Vũ Hán, mũi, gò má Deng thường xuyên bị đau, hằn đỏ do đeo kính bảo hộ nhiều giờ. "Tôi chỉ thông báo cho bố, không dám nói với mẹ là mình đến Vũ Hán chống dịch vì sức khỏe bà yếu. Mỗi khi nhắn tin hỏi han, tôi lại bảo mình đang làm việc ở Quảng Châu, mọi thứ đều tốt", nữ bác sĩ chia sẻ.

"Lần đầu tiên mặc quần áo bảo hộ, tôi đã buồn nôn vì quá ngột ngạt, nhưng không thể nôn ra vì nếu làm vậy sẽ bẩn luôn bộ quần áo đó, gây lãng phí. Tôi đã cố gắng kìm nén cơn buồn nôn ấy lại", Deng Jia (sinh năm 1991) nhớ lại. Trong những ngày làm việc ở Vũ Hán, mũi, gò má Deng thường xuyên bị đau, hằn đỏ do đeo kính bảo hộ nhiều giờ. "Tôi chỉ thông báo cho bố, không dám nói với mẹ là mình đến Vũ Hán chống dịch vì sức khỏe bà yếu. Mỗi khi nhắn tin hỏi han, tôi lại bảo mình đang làm việc ở Quảng Châu, mọi thứ đều tốt", nữ bác sĩ chia sẻ.

 "Mấy vết hằn trên mặt tôi trông không rõ lắm, chắc là vì mặt tôi nhiều thịt quá đấy", Li Jie (sinh năm 1987) đùa. Đối với anh, các thiết bị bảo hộ chuyên dụng là thứ gây nhiều khó khăn khi làm việc vì bí bách, gây đổ mồ hôi và choáng váng do thiếu oxy. "Tôi muốn nói với gia đình, bạn bè và những người đang quan tâm, lo lắng cho chúng tôi rằng chúng tôi vẫn ổn. Chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình và chăm sóc cho người bệnh. Mọi người đều đang nỗ lực đẩy lùi dịch", anh nhắn nhủ.

"Mấy vết hằn trên mặt tôi trông không rõ lắm, chắc là vì mặt tôi nhiều thịt quá đấy", Li Jie (sinh năm 1987) đùa. Đối với anh, các thiết bị bảo hộ chuyên dụng là thứ gây nhiều khó khăn khi làm việc vì bí bách, gây đổ mồ hôi và choáng váng do thiếu oxy. "Tôi muốn nói với gia đình, bạn bè và những người đang quan tâm, lo lắng cho chúng tôi rằng chúng tôi vẫn ổn. Chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình và chăm sóc cho người bệnh. Mọi người đều đang nỗ lực đẩy lùi dịch", anh nhắn nhủ.

 Zhang Zhibo (sinh năm 1993) đã sống xa nhà 6 năm kể từ khi bắt đầu đi làm. Tết Nguyên đán năm nay, anh định gom số ngày nghỉ phép để về thăm gia đình ở Tứ Xuyên. Tuy nhiên, kế hoạch bị hoãn lại vì dịch virus corona bùng phát. "Khi mới thông báo cho gia đình việc tới Vũ Hán chống dịch, bố mẹ tôi lo lắng lắm, mẹ thì liên tục khóc. Nhưng sau khi nhiều lần giải thích rằng đây là trách nhiệm của những nhân viên y tế như chúng tôi, gia đình cũng thông cảm. Hơn nữa, tôi không đơn độc, tôi còn có nhiều đồng nghiệp khác trong ngành đang cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh", Zhang nói. Chàng trai 27 tuổi mong mỏi dịch sớm được đẩy lùi để về đoàn tụ bên gia đình, ngủ một giấc thật đã.

Zhang Zhibo (sinh năm 1993) đã sống xa nhà 6 năm kể từ khi bắt đầu đi làm. Tết Nguyên đán năm nay, anh định gom số ngày nghỉ phép để về thăm gia đình ở Tứ Xuyên. Tuy nhiên, kế hoạch bị hoãn lại vì dịch virus corona bùng phát. "Khi mới thông báo cho gia đình việc tới Vũ Hán chống dịch, bố mẹ tôi lo lắng lắm, mẹ thì liên tục khóc. Nhưng sau khi nhiều lần giải thích rằng đây là trách nhiệm của những nhân viên y tế như chúng tôi, gia đình cũng thông cảm. Hơn nữa, tôi không đơn độc, tôi còn có nhiều đồng nghiệp khác trong ngành đang cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh", Zhang nói. Chàng trai 27 tuổi mong mỏi dịch sớm được đẩy lùi để về đoàn tụ bên gia đình, ngủ một giấc thật đã.

 Anh Jingping (sinh năm 1985) và đồng nghiệp mới đây thực hiện kiểm tra sức khỏe. Vì thức khuya làm việc liên tục, nhịp tim cô tăng cao, hàm lượng oxy trong máu giảm và thiếu ngủ. "Trước khi vào ca, chúng tôi thường bôi ít sữa tắm vào dưới kính bảo hộ để ngăn hơi nước nhưng cũng chẳng hiệu quả là bao. Hy vọng đợt dịch bệnh này sớm kết thúc", Anh nói.

Anh Jingping (sinh năm 1985) và đồng nghiệp mới đây thực hiện kiểm tra sức khỏe. Vì thức khuya làm việc liên tục, nhịp tim cô tăng cao, hàm lượng oxy trong máu giảm và thiếu ngủ. "Trước khi vào ca, chúng tôi thường bôi ít sữa tắm vào dưới kính bảo hộ để ngăn hơi nước nhưng cũng chẳng hiệu quả là bao. Hy vọng đợt dịch bệnh này sớm kết thúc", Anh nói.

 Ngoài công việc y tá, Shi Lisha (sinh năm 1983) và đồng nghiệp còn trở thành nhân viên quét dọn, khuân vác, vệ sinh thiết bị bệnh viện. "Ngột ngạt, nóng, khát và đói. Vì sợ phải đi vệ sinh, chúng tôi chỉ dám ăn uống ít trước mỗi ca làm việc", cô chia sẻ. Ngoài công việc chống dịch ở bệnh viện, gia đình ở quê nhà cũng là nỗi lo của nữ y tá. Chồng Shi là cảnh sát giao thông, đang bận rộn với công việc mùa dịch bệnh, chỉ còn bố mẹ già ở nhà. "Hy vọng mọi người có thể tự chăm sóc tốt bản thân, không để bị nhiễm bệnh", cô bày tỏ.

Ngoài công việc y tá, Shi Lisha (sinh năm 1983) và đồng nghiệp còn trở thành nhân viên quét dọn, khuân vác, vệ sinh thiết bị bệnh viện. "Ngột ngạt, nóng, khát và đói. Vì sợ phải đi vệ sinh, chúng tôi chỉ dám ăn uống ít trước mỗi ca làm việc", cô chia sẻ. Ngoài công việc chống dịch ở bệnh viện, gia đình ở quê nhà cũng là nỗi lo của nữ y tá. Chồng Shi là cảnh sát giao thông, đang bận rộn với công việc mùa dịch bệnh, chỉ còn bố mẹ già ở nhà. "Hy vọng mọi người có thể tự chăm sóc tốt bản thân, không để bị nhiễm bệnh", cô bày tỏ.

 "Gần đây, vì thời tiết ấm hơn, việc mặc quần áo bảo hộ làm việc cũng trở nên khó khăn, chúng tôi phải phân ca làm việc xoay vòng vào sáng, trưa, tối. Cứ làm một, hai ca ban ngày sẽ có một ca đêm. Vì vậy, đồng hồ sinh học của tôi gần đây bị rối loạn", bác sĩ Yi Hui nói. Mong muốn duy nhất hiện tại của nữ bác sĩ cũng như nhiều người khác là dịch bệnh mau chóng được dập tắt, trả lại nhịp sống thường nhật vốn có.

"Gần đây, vì thời tiết ấm hơn, việc mặc quần áo bảo hộ làm việc cũng trở nên khó khăn, chúng tôi phải phân ca làm việc xoay vòng vào sáng, trưa, tối. Cứ làm một, hai ca ban ngày sẽ có một ca đêm. Vì vậy, đồng hồ sinh học của tôi gần đây bị rối loạn", bác sĩ Yi Hui nói. Mong muốn duy nhất hiện tại của nữ bác sĩ cũng như nhiều người khác là dịch bệnh mau chóng được dập tắt, trả lại nhịp sống thường nhật vốn có.

Mai An

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/toi-muon-non-nhung-khong-the-vi-se-lam-ban-bo-do-bao-ho-post1047494.html