Tối nay xuất hiện mặt trăng màu cam và tròn nhất trong 100 năm

Theo cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mặt trăng màu cam và tròn nhất trong 100 năm qua sẽ xuất hiện từ 16h59 hôm nay 10/9 (theo giờ Việt Nam) đúng ngày Tết Trung thu và kết thúc vào sáng 11/9.

Trăng màu cam và tròn nhất trong 100 năm xuất hiện tối nay. (Ảnh: Sky News)

Trăng màu cam và tròn nhất trong 100 năm xuất hiện tối nay. (Ảnh: Sky News)

Theo trang Solar System của NASA, sự kiện Mặt trăng này được gọi là The Harvest Moon (trăng thu hoạch) vì nó gần với điểm thu phân, thời điểm mà nông dân thường thu hoạch mùa màng.

Về mặt thiên văn, trăng thu hoạch xảy ra khi mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trăng bay quanh Trái đất kết hợp với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất bay quanh mặt Trời thành một góc nhỏ nhất.

Trung bình, Mặt trăng thường mọc muộn hơn 50 phút so với thời điểm Mặt trời lặn mỗi ngày, nhưng do gần với Thu phân, thời gian này được rút ngắn chỉ còn 30 phút.

Về cơ bản, thời gian chiếu sáng của Mặt trăng trong những ngày này sẽ kéo dài hơn thời điểm khác trong năm, đồng thời cũng có màu cam và sáng hơn bình thường.

Năm nay, trăng thu hoạch sẽ xuất hiện từ chiều muộn và đạt cực đại vào 16h59 hôm nay theo giờ Việt Nam.

Châu Âu còn gọi hiện tượng này là Mặt trăng trái cây (vì một số loại trái cây chín khi gần cuối hè), Mặt trăng lúa mạch (trùng mùa thu hoạch và tuốt lúa mạch).

Ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Á khác, ngày 10/9 dương lịch, tức ngày rằm tháng 8 âm lịch, là Tết Trung thu, một lễ hội truyền thống.

Ở Hàn Quốc, ngày này tương ứng với lễ hội thu hoạch Chuseok. Ngày này, người Hàn Quốc rời khỏi các thành phố trở về quê hương để tỏ lòng thành kính với các linh hồn tổ tiên của họ.

Lần trăng tròn này cũng tương ứng với lễ hội Tsukimi hay lễ "Ngắm trăng" của Nhật Bản. Vì truyền thống cúng khoai vào rằm nên trăng này còn được gọi là Imomeigetsu (tạm dịch là "Trăng thu hoạch khoai").

Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của lễ Pitru Paksha (hai tuần lễ của tổ tiên). Những người theo đạo Hindu bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên thông qua các lễ cúng thực phẩm. Pitru Paksha bắt đầu với trăng tròn trong tháng Bhadrapada âm lịch và kết thúc với trăng non.

Đối với một số phật tử ở Bangladesh và Thái Lan, ngày rằm này là Madhu Purnima, Lễ hội Trăng tròn hay Lễ hội dâng mật ong, gắn liền với truyền thuyết khi Đức Phật ở trong một khu rừng để giữ hòa bình cho hai phe voi và khỉ.

PV/HANOITV

Tổng hợp

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/toi-nay-10-9-trang-trung-thu-mau-cam-va-tron-nhat-trong-100-nam-qua-d209378.html