Tóm sống hố đen vũ trụ 'ngấu nghiến' nuốt chửng ngôi sao xấu số

Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Arizona (Mỹ), đã ghi nhận trường hợp một ngôi sao đen đủi bị lỗ đen vũ trụ có khối lượng trung bình ngấu nghiến và nuốt chửng.

Mới đây, nhóm các nhà thiên văn học do nhà nghiên cứu Sixiang We tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) dẫn đầu đã sử dụng tia X phát ra từ sự kiện gián đoạn thủy triều được gọi là J2150 để thực hiện phép đo khối lượng lỗ đen đầu tiên.

Mới đây, nhóm các nhà thiên văn học do nhà nghiên cứu Sixiang We tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) dẫn đầu đã sử dụng tia X phát ra từ sự kiện gián đoạn thủy triều được gọi là J2150 để thực hiện phép đo khối lượng lỗ đen đầu tiên.

Lỗ đen này có có khối lượng trung bình, nặng hơn 10.000 lần khối lượng của Mặt trời. Các nhà thiên văn đã tiến hành quan sát lỗ đen vũ trụ này từ cách đây rất lâu.

Lỗ đen này có có khối lượng trung bình, nặng hơn 10.000 lần khối lượng của Mặt trời. Các nhà thiên văn đã tiến hành quan sát lỗ đen vũ trụ này từ cách đây rất lâu.

Qua quan sát, họ phát hiện một vệt sáng kéo dài, sinh ra từ cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen với một ngôi sao. Điều đó cho thấy ngôi sao xấu số đã bị lỗ đen ngấu nghiến và nuốt chửng.

Qua quan sát, họ phát hiện một vệt sáng kéo dài, sinh ra từ cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen với một ngôi sao. Điều đó cho thấy ngôi sao xấu số đã bị lỗ đen ngấu nghiến và nuốt chửng.

"Phát xạ tia X từ đĩa bên trong được hình thành bởi các mảnh vụn của ngôi sao chết khiến chúng ta có thể suy ra khối lượng của lỗ đen và phân loại nó như một lỗ đen có khối lượng trung bình", nhà nghiên cứu We cho biết.

"Phát xạ tia X từ đĩa bên trong được hình thành bởi các mảnh vụn của ngôi sao chết khiến chúng ta có thể suy ra khối lượng của lỗ đen và phân loại nó như một lỗ đen có khối lượng trung bình", nhà nghiên cứu We cho biết.

Việc quan sát được lỗ đen đang nuốt chửng một ngôi sao giúp chúng ta có cơ hội quan sát những thứ được xem là vô hình. Không những vậy, bằng cách phân tích tia sáng, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về loại lỗ đen khó nắm bắt này và có thể tính được phần lớn lỗ đen ở trung tâm của các thiên hà.

Việc quan sát được lỗ đen đang nuốt chửng một ngôi sao giúp chúng ta có cơ hội quan sát những thứ được xem là vô hình. Không những vậy, bằng cách phân tích tia sáng, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về loại lỗ đen khó nắm bắt này và có thể tính được phần lớn lỗ đen ở trung tâm của các thiên hà.

"Chúng ta vẫn biết rất ít về sự tồn tại của các lỗ đen ở trung tâm của các thiên hà nhỏ hơn Dải Ngân hà. Do những hạn chế về quan sát, sẽ là một thách thức để khám phá các lỗ đen trung tâm nhỏ hơn 1 triệu lần khối lượng Mặt trời" - đồng tác giả bài báo Peter Jonker cho biết thêm.

"Chúng ta vẫn biết rất ít về sự tồn tại của các lỗ đen ở trung tâm của các thiên hà nhỏ hơn Dải Ngân hà. Do những hạn chế về quan sát, sẽ là một thách thức để khám phá các lỗ đen trung tâm nhỏ hơn 1 triệu lần khối lượng Mặt trời" - đồng tác giả bài báo Peter Jonker cho biết thêm.

Các nhà khoa học hiện có rất ít thông tin về nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn. Và các lỗ đen có khối lượng trung bình có thể là "hạt giống" từ các lỗ đen siêu lớn phát triển thành.

Các nhà khoa học hiện có rất ít thông tin về nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn. Và các lỗ đen có khối lượng trung bình có thể là "hạt giống" từ các lỗ đen siêu lớn phát triển thành.

Hố đen (hay lỗ đen) siêu khối lượng được biết đến với sức mạnh đáng kinh ngạc khi chúng có thể xé nát và nuốt chửng những ngôi sao gần chúng. Trong thực tế, chúng ta mới chỉ quan sát các sự kiện như vậy vài chục lần.

Hố đen (hay lỗ đen) siêu khối lượng được biết đến với sức mạnh đáng kinh ngạc khi chúng có thể xé nát và nuốt chửng những ngôi sao gần chúng. Trong thực tế, chúng ta mới chỉ quan sát các sự kiện như vậy vài chục lần.

Theo các nhà vật lý thiên văn đến từ Đan Mạch và California, góc nhìn của người quan sát chính là chìa khóa cho những gì chúng ta thực sự thấy.

Theo các nhà vật lý thiên văn đến từ Đan Mạch và California, góc nhìn của người quan sát chính là chìa khóa cho những gì chúng ta thực sự thấy.

Do môi trường phức tạp xung quanh hố đen siêu khối lượng, như một vòng khí ga và bụi lớn, chúng ta có thể thấy các phần khác nhau của các ngôi sao bị xé toạc – về mặt kỹ thuật được gọi là sự kiện gián đoạn thủy triều.

Do môi trường phức tạp xung quanh hố đen siêu khối lượng, như một vòng khí ga và bụi lớn, chúng ta có thể thấy các phần khác nhau của các ngôi sao bị xé toạc – về mặt kỹ thuật được gọi là sự kiện gián đoạn thủy triều.

Lỗ đen siêu khối lượng được tìm thấy trong tất cả các thiên hà và hầu như không hoạt động. Đó là khi chúng nhận được một nguồn cung cấp ổn định của vật chất. Sau đó, chúng bắt đầu phát ra bức xạ cường độ cao và tạo ra những thứ như tia tương đối.

Lỗ đen siêu khối lượng được tìm thấy trong tất cả các thiên hà và hầu như không hoạt động. Đó là khi chúng nhận được một nguồn cung cấp ổn định của vật chất. Sau đó, chúng bắt đầu phát ra bức xạ cường độ cao và tạo ra những thứ như tia tương đối.

Các sự kiện gián đoạn thủy triều là một phần của quá trình này nhưng chúng hiếm hơn. Thông thường, nó xảy ra chỉ duy nhất một lần trong vòng 10.000 năm trong một thiên hà điển hình.

Các sự kiện gián đoạn thủy triều là một phần của quá trình này nhưng chúng hiếm hơn. Thông thường, nó xảy ra chỉ duy nhất một lần trong vòng 10.000 năm trong một thiên hà điển hình.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tom-song-ho-den-vu-tru-ngau-nghien-nuot-chung-ngoi-sao-xau-so-1596185.html