Tổng hợp sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần từ ngày 3-8/6 qua ảnh

Mexico có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử; ECB cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019; Tàu Thường Nga-6 của Trung Quốc rời khỏi Mặt Trăng... nằm trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.

Thủ tướng Modi sẽ ghi danh vào lịch sử Ấn Độ khi nắm giữ 3 nhiệm kỳ Thủ tướng liên tiếp. (Ảnh: ANI/TTXVN)

Thủ tướng Modi sẽ ghi danh vào lịch sử Ấn Độ khi nắm giữ 3 nhiệm kỳ Thủ tướng liên tiếp. (Ảnh: ANI/TTXVN)

 Với 292/543 ghế, Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của đương kim Thủ tướng Narendra Modi (ảnh) lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Lok Sabha (Hạ viện) nước này. Theo đó, Thủ tướng Modi sẽ ghi danh vào lịch sử Ấn Độ khi nắm giữ 3 nhiệm kỳ Thủ tướng liên tiếp. (Ảnh: ANI/TTXVN)

Với 292/543 ghế, Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của đương kim Thủ tướng Narendra Modi (ảnh) lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Lok Sabha (Hạ viện) nước này. Theo đó, Thủ tướng Modi sẽ ghi danh vào lịch sử Ấn Độ khi nắm giữ 3 nhiệm kỳ Thủ tướng liên tiếp. (Ảnh: ANI/TTXVN)

 Thủ tướng Modi sẽ ghi danh vào lịch sử Ấn Độ khi nắm giữ 3 nhiệm kỳ Thủ tướng liên tiếp. (Ảnh: ANI/TTXVN)

Thủ tướng Modi sẽ ghi danh vào lịch sử Ấn Độ khi nắm giữ 3 nhiệm kỳ Thủ tướng liên tiếp. (Ảnh: ANI/TTXVN)

 Trong các ngày 6-9/6, dự kiến khoảng 370 triệu công dân từ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ phiếu để bầu chọn 720 đại biểu cho nhiệm kỳ 5 năm mới của Nghị viện châu Âu (EP). Trong ảnh: Cử tri bỏ phiếu bầu cử Nghị viện châu Âu ở Riga, Latvia ngày 6/6. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong các ngày 6-9/6, dự kiến khoảng 370 triệu công dân từ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ phiếu để bầu chọn 720 đại biểu cho nhiệm kỳ 5 năm mới của Nghị viện châu Âu (EP). Trong ảnh: Cử tri bỏ phiếu bầu cử Nghị viện châu Âu ở Riga, Latvia ngày 6/6. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Cử tri bỏ phiếu bầu cử Nghị viện châu Âu ở Baarle-Nassau, Hà Lan ngày 6/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cử tri bỏ phiếu bầu cử Nghị viện châu Âu ở Baarle-Nassau, Hà Lan ngày 6/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Nội các chiến tranh Benny Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel để thảo luận về đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza do Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Nội các chiến tranh Benny Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel để thảo luận về đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza do Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Nội các chiến tranh Benny Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel để thảo luận về đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza do Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Nội các chiến tranh Benny Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel để thảo luận về đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza do Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Phong trào Hezbollah ở Liban ngày 2/6 đã phóng hơn 40 quả rocket và sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công xuyên biên giới vào sâu trong lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa các vụ không kích đêm hôm trước của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Trong ảnh: Khói bốc lên sau vụ tấn công bằng rocket của lực lượng Hezbollah ở Liban nhằm vào miền Bắc Israel. (Ảnh: THX/TTXVN)

Phong trào Hezbollah ở Liban ngày 2/6 đã phóng hơn 40 quả rocket và sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) tấn công xuyên biên giới vào sâu trong lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa các vụ không kích đêm hôm trước của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Trong ảnh: Khói bốc lên sau vụ tấn công bằng rocket của lực lượng Hezbollah ở Liban nhằm vào miền Bắc Israel. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Ngày 4/6, sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi ở Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mauritania Mohamed Ould Cheikh El Ghazouani đã ra thông cáo báo chí chung. Hội nghị đề ra 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa hai bên về thương mại và đầu tư, hỗ trợ phát triển chính thức, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, đối phó với thách thức toàn cầu, hòa bình và an ninh. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Ngày 4/6, sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi ở Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mauritania Mohamed Ould Cheikh El Ghazouani đã ra thông cáo báo chí chung. Hội nghị đề ra 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa hai bên về thương mại và đầu tư, hỗ trợ phát triển chính thức, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, đối phó với thách thức toàn cầu, hòa bình và an ninh. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

 Các đại biểu dự Hội nghị Thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi ở Seoul. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Các đại biểu dự Hội nghị Thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi ở Seoul. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

 Hai cơ quan của Liên hợp quốc, gồm Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), ngày 5/6 đã công bố báo cáo chung về nạn đói ở Dải Gaza, trong đó cảnh báo hơn 1 triệu người Palestine ở vùng lãnh thổ này có thể sẽ phải đối mặt với nạn đói ở cấp độ cao nhất trong tháng tới nếu xung đột tiếp diễn. Trong ảnh: Người dân nhận thức ăn cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN)

Hai cơ quan của Liên hợp quốc, gồm Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), ngày 5/6 đã công bố báo cáo chung về nạn đói ở Dải Gaza, trong đó cảnh báo hơn 1 triệu người Palestine ở vùng lãnh thổ này có thể sẽ phải đối mặt với nạn đói ở cấp độ cao nhất trong tháng tới nếu xung đột tiếp diễn. Trong ảnh: Người dân nhận thức ăn cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN)

 Ngày 2/6, Viện Bầu cử Quốc gia Mexico (INE) công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy cựu Thị trưởng Mexico City Claudia Sheinbaum (ảnh) đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cùng ngày với 57,2% số phiếu bầu, qua đó trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử không chỉ ở Mexico mà còn ở khu vực Bắc Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/6, Viện Bầu cử Quốc gia Mexico (INE) công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy cựu Thị trưởng Mexico City Claudia Sheinbaum (ảnh) đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cùng ngày với 57,2% số phiếu bầu, qua đó trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử không chỉ ở Mexico mà còn ở khu vực Bắc Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Ngày 6/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chính thức hạ lãi suất chủ chốt xuống 3,75%, đánh dấu lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2019. Đây là động thái đáng chú ý trong bối cảnh áp lực lạm phát dai dẳng ở khu vực đồng euro gồm 20 quốc gia. Trong ảnh: Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 6/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chính thức hạ lãi suất chủ chốt xuống 3,75%, đánh dấu lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2019. Đây là động thái đáng chú ý trong bối cảnh áp lực lạm phát dai dẳng ở khu vực đồng euro gồm 20 quốc gia. Trong ảnh: Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Ngày 4/6/2024, tàu vũ trụ Thường Nga-6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt Trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này. Ngày 6/6, tàu lấy mẫu vật của Thường Nga-6 đã trở lại quỹ đạo Mặt Trăng và ghép nối thành công với tổ hợp tàu quỹ đạo và tàu trở về. Đây là một thành tựu chưa từng có trong lịch sử khám phá Mặt Trăng của loài người. Trong ảnh: Tàu lấy mẫu vật của Thường Nga-6 trên bề mặt Mặt Trăng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 4/6/2024, tàu vũ trụ Thường Nga-6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt Trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này. Ngày 6/6, tàu lấy mẫu vật của Thường Nga-6 đã trở lại quỹ đạo Mặt Trăng và ghép nối thành công với tổ hợp tàu quỹ đạo và tàu trở về. Đây là một thành tựu chưa từng có trong lịch sử khám phá Mặt Trăng của loài người. Trong ảnh: Tàu lấy mẫu vật của Thường Nga-6 trên bề mặt Mặt Trăng. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Ngày 4/6, tàu vũ trụ Thường Nga-6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt Trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này. Ngày 6/6, tàu lấy mẫu vật của Thường Nga-6 đã trở lại quỹ đạo Mặt Trăng và ghép nối thành công với tổ hợp tàu quỹ đạo và tàu trở về. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 4/6, tàu vũ trụ Thường Nga-6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt Trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này. Ngày 6/6, tàu lấy mẫu vật của Thường Nga-6 đã trở lại quỹ đạo Mặt Trăng và ghép nối thành công với tổ hợp tàu quỹ đạo và tàu trở về. (Ảnh: THX/TTXVN)

 Các cơn bão Mặt Trời ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ cho thấy “quả cầu lửa” đang gia tăng hoạt động và dự báo có thể đạt đỉnh hoạt động chu kỳ của Mặt Trời vào năm 2025. Các nhà khoa học lo ngại những cơn bão Mặt Trời quy mô lớn có thể làm hư hại vệ tinh, gây gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hưởng đến các hoạt động của con người trên Trái Đất. Ảnh: Hiệu ứng cực quang gây ra bởi bão Mặt Trời tại Melbourne, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các cơn bão Mặt Trời ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ cho thấy “quả cầu lửa” đang gia tăng hoạt động và dự báo có thể đạt đỉnh hoạt động chu kỳ của Mặt Trời vào năm 2025. Các nhà khoa học lo ngại những cơn bão Mặt Trời quy mô lớn có thể làm hư hại vệ tinh, gây gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hưởng đến các hoạt động của con người trên Trái Đất. Ảnh: Hiệu ứng cực quang gây ra bởi bão Mặt Trời tại Melbourne, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Các cơn bão Mặt Trời ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ cho thấy “quả cầu lửa” đang gia tăng hoạt động và dự báo có thể đạt đỉnh hoạt động chu kỳ của Mặt Trời vào năm 2025. Các nhà khoa học lo ngại những cơn bão Mặt Trời quy mô lớn có thể làm hư hại vệ tinh, gây gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hưởng đến các hoạt động của con người trên Trái Đất. Trong ảnh: Hiện tượng plasma và từ trường phóng ra từ Mặt Trời. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các cơn bão Mặt Trời ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ cho thấy “quả cầu lửa” đang gia tăng hoạt động và dự báo có thể đạt đỉnh hoạt động chu kỳ của Mặt Trời vào năm 2025. Các nhà khoa học lo ngại những cơn bão Mặt Trời quy mô lớn có thể làm hư hại vệ tinh, gây gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hưởng đến các hoạt động của con người trên Trái Đất. Trong ảnh: Hiện tượng plasma và từ trường phóng ra từ Mặt Trời. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 Hiện tượng plasma và từ trường phóng ra từ Mặt Trời. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Hiện tượng plasma và từ trường phóng ra từ Mặt Trời. (Nguồn: AFP/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/tong-hop-su-kien-quoc-te-noi-bat-trong-tuan-tu-ngay-3-86-qua-anh-post957793.vnp