Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án 'An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020'

Ngày 18/3, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 05/8/2009 của Bộ Chính trị về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình. Ảnh: Minh Đường

Dự hội nghị tạiđiểm cầu Ninh Bình có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trựcTỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Văn Điến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UNBD tỉnh;lãnh đạo UBND tỉnh; một số sở ngành của tỉnh.

10 năm qua, thực hiện Đề án “An ninh lươngthực quốc gia đến năm 2020” đã giúp nângcao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, mục đích, ýnghĩa của phát triển lương thực, thực phẩm. Giai đoạn 2009 – 2019 sản lượng lúatăng từ trên 39 triệu tấn lên trên 43 triệu tấn, bình quân lương thực đầu ngươìtăng từ 497 kg/năm lên 525/kg/năm đưa Việt Nam vào nhóm 6 nước hàng đầu về chỉsố này và vai trò của Việt Nam trong hỗ trợ an ninh lương thực trong các quốcgia khác ngày càng tăng.

So với mục tiêu đến năm 2020, dự kiến có 14 chỉ tiêu đạtvà vượt. Việt Nam có đủ nguồn cung lương thực đa dạng phù hợp với nhu cầu dinhdưỡng, tình trạng thiếu dinh dưỡng được cải thiện đáng kể, giảm từ 18,2% giaiđoạn 2004-2006 xuống 10,8% hiện nay. Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lươngthực mà còn đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều quốc gia khác, mỗi năm xuất khâủtừ 5 đến 7 triệu tấn gạo.

Đối với Ninh Bình, sau 10 năm thực hiện Đêà́n, sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đến năm 2018, giá trịsản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 8.500 tỷ đồng; sản lượng lươngthực có hạt đạt trên 475 nghìn tấn; giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt120 triệu đồng. Có được những kết quả trên là do tỉnh ta đã xây dựng và tổ chứcthực hiện tốt các Quy hoạch chuyên ngành để thực hiện các mục tiêu của Đêà́n An ninh lương thực Quốc gia.

Trong đó, chú trọng quy hoạch các vùng sản xuấtlương thực có sản lượng lớn về lúa gạo, ngô, rau đậu, cây ăn quả. Tổ chức, thựchiện tốt các quy định, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về miễn thủy lợi phí, xâydựng các công trình phục vụ sản xuất lúa, cải tạo nâng cao chất lượng đất trồnglúa. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thủy lợi, tăng cường đầu tư cho hệ thống đêsông, các trạm bơm tưới tiêu; hoàn chỉnh hệ thống công trìnhthủy lợi ven biển Kim Sơn và hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồngthủy sản vùng trũng… theo chiều hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích, đẩy mạnh cơgiới hóa trong sản xuất, phát triển các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản.

Đếnnay, mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất của tỉnh đã được nâng lên như: khâulàm đất đạt 98,1%; khâu gieo cấy đạt 6,59%; khâu thu hoạch đạt 78,1%; khâu sâýđạt 1,76%. Các cơ sở chế biến thực phẩm phát triển cả về số lượng vàquy mô.

Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng triển khai cóhiệu quả các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,hình thành nhiều mối liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩmnhư trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến lúa gạo, rau an toàn, dứa, thủy hảisản…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng NguyễnXuân Phúc khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp, nôngdân và nông thôn. Đề án An ninh lương thực cụ thể hóa chủ trương này và đã đượcthực hiện khá tốt từ Trung ương đến địa phương.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh thiêntai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa gia tăng nhanh chóng nhưhiện nay, vấn đề an ninh lương thực càng phải đặt lên hàng đầu. Phải đảm bảo anninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống, giữ vững diện tích vàsản lượng lúa hàng năm, tăng cường dự trữ lương thực. Tuyệt đối không chạy theothị trường mà quên đi vấn đề an ninh lương thực.

Đi liền với đó, cần gắn sựphát triển của nông nghiệp với tái cơ cấu nền kinh tế. Chuyển từ mục tiêu đủ ănsang mục tiêu có đủ nguồn cung lương thực đa dạng, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡngở từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của 104 triệu người Việt Nam vào năm 2030.Nâng cao tầm vóc và sức khỏe, tuổi thọ của người dân nước ta.

Vềgiải pháp thực hiện, Thủ tướng yêu cầu cần phải bảo vệ tốt 3,5 triệu ha lúa, đồng thời gắn với quy hoạchchiến lược bảo vệ sử dụng nguồn nước. Tăng nhanh các sản phẩm về sữa, thịt, trứng…và vi chất tổng hợp. Đẩy mạnh liên kết và ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnhvực nông nghiệp, huy động sự tham gia vào cuộc của cả Nhà nước, nông dân vàdoanh nghiệp. Thủ tướng giao cho Bộ Nông nghiệp&PTNT, Văn phòng Chính phủ sớmhoàn thiện báo cáo trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận mới về “An ninh lươngthực quốc gia đến năm 2030”.

HàPhương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tong-ket-10-nam-thyc-hien-ie-an-an-ninh-luong-thyc-quoc-gia-den-nam-2020-20200318025328506p12c16.htm