Tổng kết Dự án Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh

Đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị. Ảnh: THÚY LIỄU

Đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị. Ảnh: THÚY LIỄU

Dự án Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh tỉnh Sóc Trăng (sử dụng nguồn vốn QDA không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức). Theo đó, trong năm 2022, dự án đã tổ chức 76 lớp tập huấn nâng cao năng lực kinh doanh (FBS) cho hợp tác xã và nông dân; mở 60 lớp tập huấn nâng cao năng lực về kỹ thuật sản xuất (SRP) cho nông dân; hỗ trợ 1 máy gặt đập liên hợp cho hợp tác xã; thực hiện 30 cuộc tư vấn sau đào tạo cho 13 hợp tác xã lúa gạo trên địa bàn tỉnh và tổ chức tập huấn được 36 lớp kỹ thuật canh tác lúa 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Phối hợp với địa phương tổ chức 40 lớp kinh doanh, nâng cao năng lực cho nông dân và hợp tác xã; phối hợp với các đơn vị liên quan cử 20 công chức, viên chức tham dự đào tạo giảng viên nguồn do Dự án GIZ tổ chức. Đồng thời, dự án kết hợp đơn vị Tư vấn GFA khảo sát 18 hợp tác xã, trong đó đã chọn 13 hợp tác xã để GFA hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh cho các hợp tác xã…

Theo đồng chí Lê Văn Đáng, trong năm 2023, Dự án Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho các nông dân, hợp tác xã về quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP; tập huấn kỹ thuật canh tác lúa 1 phải 5 giảm, IPM; tổ chức tập huấn lớp học kinh doanh (FBS) cho các hộ dân trồng lúa. Hỗ trợ nông dân triển khai các mô hình canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP, nhằm theo dõi khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào đồng ruộng, tính toán phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa, đánh giá tính điểm SRP; huấn luyện nông dân quy trình canh tác lúa hữu cơ…

THÚY LIỄU

Nguồn Sóc Trăng: https://baosoctrang.org.vn/nong-nghiep/tong-ket-du-an-cac-trung-tam-doi-moi-sang-tao-xanh-63657.html