Tổng thống Nga Putin có trong tay 'lá bài' mới để đối đầu với phương Tây

Các nhà lập pháp Nga hôm 15-2 đã bỏ phiếu để gửi yêu cầu chính thức tới Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập của 2 khu vực ly khai ở vùng Donbas, miền Đông Ukraine. Dự luật này nếu được thông qua sẽ là 'lá bài' quyền năng khác để Nga đối đầu với phương Tây.

Lời kêu gọi công nhận 2 khu vực ly khai, tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk, hiện nằm trên bàn làm việc của Tổng thống Nga Putin.

Lời kêu gọi công nhận 2 khu vực ly khai, tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk, hiện nằm trên bàn làm việc của Tổng thống Nga Putin.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, việc các nhà lập pháp trong Quốc hội Nga, Duma thông qua, cho thấy sự đồng cảm của người dân Nga đối với người dân Donbas. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Putin sẽ thông qua dự luật này.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, việc các nhà lập pháp trong Quốc hội Nga, Duma thông qua, cho thấy sự đồng cảm của người dân Nga đối với người dân Donbas. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Putin sẽ thông qua dự luật này.

“Việc ban hành nghị quyết này sẽ tiếp tục làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cấu thành một hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phản ứng

“Việc ban hành nghị quyết này sẽ tiếp tục làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cấu thành một hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phản ứng

Ông Blinken ngày 16-2 cho biết, nếu ông Putin ký đạo luật, điều đó sẽ dẫn đến việc chính phủ Nga từ chối hoàn toàn các cam kết theo các thỏa thuận hòa bình đã đàm phán trong Hiệp định Minsk.

Ông Blinken ngày 16-2 cho biết, nếu ông Putin ký đạo luật, điều đó sẽ dẫn đến việc chính phủ Nga từ chối hoàn toàn các cam kết theo các thỏa thuận hòa bình đã đàm phán trong Hiệp định Minsk.

Cả phương Tây và Nga đều cho biết, họ coi Hiệp định Minsk, được ký năm 2015 nhằm chấm dứt giao tranh lớn giữa lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn và lực lượng Ukraine ở Donbas vào năm 2015, là lộ trình cho một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Cả phương Tây và Nga đều cho biết, họ coi Hiệp định Minsk, được ký năm 2015 nhằm chấm dứt giao tranh lớn giữa lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn và lực lượng Ukraine ở Donbas vào năm 2015, là lộ trình cho một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Donetsk và Luhansk, cả hai đều nói tiếng Nga thay vì nói tiếng Ukraine, đã đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Ukraine vào năm 2014. Hiệp định Minsk tuyên bố ngừng bắn, vạch ra con đường bầu cử và tái hòa nhập của hai khu vực vào Ukraine.

Donetsk và Luhansk, cả hai đều nói tiếng Nga thay vì nói tiếng Ukraine, đã đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Ukraine vào năm 2014. Hiệp định Minsk tuyên bố ngừng bắn, vạch ra con đường bầu cử và tái hòa nhập của hai khu vực vào Ukraine.

Trong khi cuộc chiến ở Donbas im ắng nhờ hiệp định này, cuộc giao tranh vẫn chưa bao giờ ngừng hẳn. Chính phủ Ukraine cho biết cuộc xung đột này đã khiến ít nhất 14.000 người thiệt mạng.

Trong khi cuộc chiến ở Donbas im ắng nhờ hiệp định này, cuộc giao tranh vẫn chưa bao giờ ngừng hẳn. Chính phủ Ukraine cho biết cuộc xung đột này đã khiến ít nhất 14.000 người thiệt mạng.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên tại Matxcơva rằng ông Putin vẫn chủ trương thực hiện gói biện pháp Minsk

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên tại Matxcơva rằng ông Putin vẫn chủ trương thực hiện gói biện pháp Minsk

Theo lời ông Peskov, Điện Kremlin cũng hiểu rằng việc công nhận độc lập của Donetsk và Luhansk sẽ mâu thuẫn với Hiệp định Minsk.

Theo lời ông Peskov, Điện Kremlin cũng hiểu rằng việc công nhận độc lập của Donetsk và Luhansk sẽ mâu thuẫn với Hiệp định Minsk.

Trong khi các quốc gia phương Tây và Nga nói rằng họ muốn theo đuổi đàm phán ngoại giao bằng cách áp dụng hiệp định Minsk thì Nga và Ukraine lại có diễn giải khác nhau

Trong khi các quốc gia phương Tây và Nga nói rằng họ muốn theo đuổi đàm phán ngoại giao bằng cách áp dụng hiệp định Minsk thì Nga và Ukraine lại có diễn giải khác nhau

Chính phủ Ukraine coi các thỏa thuận là một cách để thống nhất đất nước, mặc dù hai khu vực ly khai sẽ được trao một số quyền hạn.

Chính phủ Ukraine coi các thỏa thuận là một cách để thống nhất đất nước, mặc dù hai khu vực ly khai sẽ được trao một số quyền hạn.

Còn Nga coi đây là cơ hội trao đặc quyền cho hai khu vực trước khi họ tái hòa nhập vào Ukraine, điều này sẽ mang lại ảnh hưởng đáng kể cho Matxcơva đối với các vấn đề đối nội của Ukraine.

Còn Nga coi đây là cơ hội trao đặc quyền cho hai khu vực trước khi họ tái hòa nhập vào Ukraine, điều này sẽ mang lại ảnh hưởng đáng kể cho Matxcơva đối với các vấn đề đối nội của Ukraine.

Vì thế, nếu trong trường hợp chính sách ngoại giao không còn có lợi cho Nga, ông Putin có thể công nhận các khu vực ly khai để gia tăng sức ép đối với Kiev mà không cần hành động quân sự trực tiếp.

Vì thế, nếu trong trường hợp chính sách ngoại giao không còn có lợi cho Nga, ông Putin có thể công nhận các khu vực ly khai để gia tăng sức ép đối với Kiev mà không cần hành động quân sự trực tiếp.

Mỹ đã cảnh báo trong nhiều tuần rằng Nga cũng có thể dàn dựng kịch bản là có vẻ như quân đội Ukraine tấn công phe ly khai hoặc thậm chí dân thường ở Donbas sau đó lấy cớ đó để tấn công Ukraine từ phía đông

Mỹ đã cảnh báo trong nhiều tuần rằng Nga cũng có thể dàn dựng kịch bản là có vẻ như quân đội Ukraine tấn công phe ly khai hoặc thậm chí dân thường ở Donbas sau đó lấy cớ đó để tấn công Ukraine từ phía đông

Quả thực, cuộc bỏ phiếu của Hạ viện Nga hôm 15-2 đã mang lại “lá bài” quyền năng khác để Putin “đấu” với phương Tây, nếu ông muốn sử dụng nó.

Quả thực, cuộc bỏ phiếu của Hạ viện Nga hôm 15-2 đã mang lại “lá bài” quyền năng khác để Putin “đấu” với phương Tây, nếu ông muốn sử dụng nó.

Hải Yến

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tong-thong-nga-putin-co-trong-tay-la-bai-moi-de-doi-dau-voi-phuong-tay-post495925.antd