Top 10 quốc gia không có quân đội

Theo trang tin Wonderslist của Mỹ, 10 quốc gia dưới đây hoàn toàn không có lực lượng vũ trang, nên khi chiến sự xảy ra phải nhờ đến nước ngoài.

6. Vatican

Ảnh minh họa.

Vatican hay còn gọi là Thành quốc Vatican (Vatican City), quốc gia độc lập ở châu Âu nằm trong địa phận thủ đô Roma, Italia, quốc gia nhỏ nhất thế giới không hề có quân đội. Trong quá khứ đã có nhiều nhóm quân sự được thành lập để bảo vệ Giáo hoàng như đội quân Noble Guard nhưng đã được Giáo hoàng Pope Paul VI giải tán năm 1970.

Hiện tại chỉ còn đội bảo vệ Pontifical Swiss Guard, có nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng và cung Vatican. Bên cạnh đó còn có đội bảo vệ Gerdarmerie Corps nhưng mang tính dân sự làm nhiệm vụ duy trì giao thông, tuần tra biên giới và điều tra vụ án. Sở dĩ Vatican không cần quân đội là do quá nhỏ lại nằm gọn trong thủ đô Roma nên nó đã được Italia bảo vệ. Bảo vệ Vatican tức là bảo vệ Rom và ngược lại.

Ngoài ra, Italia còn có lực lượng quân đội với gần 186.798 đàn ông và 109.703 phụ nữ, riêng hải quân có 43.882 người chưa kể lực lượng không quân khá hùng hậu.

7. Tuvalu

Tuvalu còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Australia. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô, và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km2, đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican, công quốc Monaco và Nauru.

Đến cuối thế kỷ thứ 19, Tuvalu bị thực dân cai trị và đến năm 1974, người dân đảo quốc này đã bỏ phiếu biểu quyết, chia thuộc địa này thành thành 2 vùng, quần đảo Gilbert trở thành quốc gia Kiribati độc lập và quần đảo Tuvalu thuộc Anh. Năm 1978, Tuvalu gia nhập các nước thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.

Tuvalu không có quân đội, chỉ có một lực lượng cảnh sát nhỏ, và Phân ban giám sát hàng hải (MSU) để duy trì an ninh nội địa. MSU được trang bị vũ khí hạng nhẹ, và một chiếc tầu tuần tra biển Thái Bình Dương, có tên Te Mataili.

8. Samoa

Samoa, tên chính thức là Nhà nước Độc lập Samoa, một quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương. Cũng như những người láng giềng Fiji, Tonga, cư dân sinh sống nơi đây có nguồn gốc là người Polynesia di cư sang đây 3.500 năm trước.

Trải qua nhiều thời kỳ, do bị chia cắt nên quần đảo này có các tên gọi khác nhau như Samoa (1900 - 1919), Tây Samoa (1914 - 1997). Ngày 15/12/1976, đảo quốc Samoa chính thức được Liên Hiệp Quốc công nhận chủ quyền.

Samoa không có quân đội, chỉ có một lực lượng cảnh sát nhỏ, và Phân ban giám sát hàng hải (MSU) để duy trì an ninh nội địa. MSU được trang bị rất ít vũ khí, và một chiếc tầu nhỏ tuần tra trên biển Thái Bình Dương, có tên Nafanua. Theo hiệp ước ký năm 1962, New Zealand có nhiệm vụ về quốc phòng đối với quốc gia nhỏ bé này.

9. Palau

Palau hay CH Palau là đảo quốc nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Philipin 800 km về phía Đông và Nhật Bản 3.200km về phía Nam.

Năm 1945 chính thức được LHQ công nhận sau thời gian dài dưới sự đô hộ của Mỹ. Palau không có quân đội nhưng lại có cảnh sát để giữ gìn an ninh và khi cần đều phải nhờ đến Mỹ theo hiệp ước CFA ký năm 1983.

10. Quần đảo Marshall

Quần đảo Marshall hay CH Quần đảo Marshall là đảo quốc của người Micronesia và Kiribati và đảo Wake (thuộc Mỹ).

Theo Hiệp ước CFA ký năm 1983, Quần đảo Marshall là quốc gia độc lập, là thành viên tham gia Công ước liên bang Micronesia và Palau (FSMP), được Mỹ bảo hộ nên không có quân đội, chỉ có lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ của duy trì trật tự trong nước.

10 quốc gia không có quân đội phần 1 (CHI TIẾT)

Theo Hải Yến/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/top-10-quoc-gia-khong-co-quan-doi/20200419073220694