Top 10 tàu chiến mạnh nhất thế giới, Nga đứng chót bảng

Điều khá ngạc nhiên là trong bảng đánh giá này, các nước châu Á có tới bốn đại diện trong khi đó Nga chỉ có duy nhất 1 đại diện, không những vậy đại diện cho Nga còn là tàu được đóng từ thời Liên Xô.

Theo danh sách xếp hạng của trang quân sự Arms-Expo, đứng đầu trong top 10 tàu chiến được thiết kế dành cho chiến tranh hiện đại là siêu khu trục hạm lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Theo danh sách xếp hạng của trang quân sự Arms-Expo, đứng đầu trong top 10 tàu chiến được thiết kế dành cho chiến tranh hiện đại là siêu khu trục hạm lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Để xây dựng một tàu thuộc lớp Zumwalt, Mỹ phải chi ít nhất 4.4 tỷ USD và cần tới 4 năm để hoàn tất việc đóng mới. Lớp khu trục hạm Zumwalt có lượng giãn nước tối lên đến 14.700 tấn, dài 183 mét, vũ khí chính trên tàu hải pháo AGS 155mm, tên lửa hành trình Tomahawk và các tên lửa phòng không trên hạm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Để xây dựng một tàu thuộc lớp Zumwalt, Mỹ phải chi ít nhất 4.4 tỷ USD và cần tới 4 năm để hoàn tất việc đóng mới. Lớp khu trục hạm Zumwalt có lượng giãn nước tối lên đến 14.700 tấn, dài 183 mét, vũ khí chính trên tàu hải pháo AGS 155mm, tên lửa hành trình Tomahawk và các tên lửa phòng không trên hạm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Xếp ngay sau lớp Zumwalt của Mỹ là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ, đây là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của New Delhi và họ đang nắm trong tay ba tàu chiến loại. Có một điều đặc biệt là các tàu Kolkata đều được đóng mới ở Ấn Độ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Xếp ngay sau lớp Zumwalt của Mỹ là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ, đây là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của New Delhi và họ đang nắm trong tay ba tàu chiến loại. Có một điều đặc biệt là các tàu Kolkata đều được đóng mới ở Ấn Độ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Dĩ nhiên để có thể hoàn thiện được lớp tàu khu trục Kolkata, Ấn Độ cần tới nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài. Kolkata có lượng giãn nước tối đa 7.400 tấn, dài 163 mét, hệ thống vũ khí chính của nó gồm có hải pháo 76mm Oto Melara SRGM, tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos và cả tên lửa phòng không trên hạm Barak 8. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Dĩ nhiên để có thể hoàn thiện được lớp tàu khu trục Kolkata, Ấn Độ cần tới nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài. Kolkata có lượng giãn nước tối đa 7.400 tấn, dài 163 mét, hệ thống vũ khí chính của nó gồm có hải pháo 76mm Oto Melara SRGM, tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos và cả tên lửa phòng không trên hạm Barak 8. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Một ứng cử viên khác đến từ châu Á là Type 052D khu trục hạm lớn nhất của Hải quân Trung Quốc tính tới thời điểm hiện tại. Nó có lượng giãn nước lên đến 7.500 tấn và có chiều dài cơ sở 157 mét. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Một ứng cử viên khác đến từ châu Á là Type 052D khu trục hạm lớn nhất của Hải quân Trung Quốc tính tới thời điểm hiện tại. Nó có lượng giãn nước lên đến 7.500 tấn và có chiều dài cơ sở 157 mét. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí của lớp tàu chiến này cực kỳ đa dạng gồm hải pháo H/PJ-45A, các tên lửa chống hạm và phòng không trên hạm như YJ-83, CJ-10 LACM, HQ-16 SAM và HHQ-9 SAM. Ngoài ra Type 052D còn sở hữu cả khả năng chống ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí của lớp tàu chiến này cực kỳ đa dạng gồm hải pháo H/PJ-45A, các tên lửa chống hạm và phòng không trên hạm như YJ-83, CJ-10 LACM, HQ-16 SAM và HHQ-9 SAM. Ngoài ra Type 052D còn sở hữu cả khả năng chống ngầm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Ứng cử viên thứ ba đến từ châu Á là lớp khu trục hạm Sejong Đại đế của Hàn Quốc, đây là một trong những lớp tàu chiến trên thế giới sử dụng hệ thống tác chiến Aegis kết hợp hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Ứng cử viên thứ ba đến từ châu Á là lớp khu trục hạm Sejong Đại đế của Hàn Quốc, đây là một trong những lớp tàu chiến trên thế giới sử dụng hệ thống tác chiến Aegis kết hợp hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Dù sử dụng công nghệ và trang bị do Mỹ chế tạo nhưng lớp khu trục Sejong Đại đế được Hàn Quốc tự đóng mới 100%. Các tàu khu trục loại này có lượng giãn nước 8.500 tân, dài 165 mét, đi kèm với đó là hệ thống vũ khí tấn công đa dạng gồm các tên lửa chống hạm SSM-700K, tên lửa hành trình Hyunmoo III và tên lửa đánh chặn tầm xa SM-2 block IIIB/ V. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Dù sử dụng công nghệ và trang bị do Mỹ chế tạo nhưng lớp khu trục Sejong Đại đế được Hàn Quốc tự đóng mới 100%. Các tàu khu trục loại này có lượng giãn nước 8.500 tân, dài 165 mét, đi kèm với đó là hệ thống vũ khí tấn công đa dạng gồm các tên lửa chống hạm SSM-700K, tên lửa hành trình Hyunmoo III và tên lửa đánh chặn tầm xa SM-2 block IIIB/ V. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Cái tên cuối cùng trong 4 nước châu Á có mặt trong danh sách này là khu trục hạm Kongō của Phòng vệ Trên biển Nhật Bản, và lớp tàu chiến này cũng được trang bị Aegis. Kongō có lượng giãn nước tối đa lên đến 7.500 tấn, dài 161 mét và có thủy thủ đoàn 300 người. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Cái tên cuối cùng trong 4 nước châu Á có mặt trong danh sách này là khu trục hạm Kongō của Phòng vệ Trên biển Nhật Bản, và lớp tàu chiến này cũng được trang bị Aegis. Kongō có lượng giãn nước tối đa lên đến 7.500 tấn, dài 161 mét và có thủy thủ đoàn 300 người. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí trên khu trục hạm này gồm hải pháo 127mm OtoBreda, tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon và các tên lửa đánh chặn tầm xa SM-2MR và SM-3. Bên cạnh đó nó cũng sở hữu năng lực chống ngầm tương đối tốt. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí trên khu trục hạm này gồm hải pháo 127mm OtoBreda, tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon và các tên lửa đánh chặn tầm xa SM-2MR và SM-3. Bên cạnh đó nó cũng sở hữu năng lực chống ngầm tương đối tốt. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Cái tên tiếp theo trong bảng xếp hạng của Arms-Expo là “cha đẻ” của các lớp tàu khu trục sử dụng hệ thống Aegis của Hàn Quốc và Nhật Bản chính là khu trục hạm Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, đây cũng là lớp tàu khu trục tên lửa có quân số đông nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Cái tên tiếp theo trong bảng xếp hạng của Arms-Expo là “cha đẻ” của các lớp tàu khu trục sử dụng hệ thống Aegis của Hàn Quốc và Nhật Bản chính là khu trục hạm Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, đây cũng là lớp tàu khu trục tên lửa có quân số đông nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Thiết kế Arleigh Burke có lượng giãn nước vào khoảng 9.600 tấn, dài 155 mét và có thủy thủ đoàn 276 người. Hệ thống vũ khí của nó cũng bao gồm hải pháo 127mm Mark 45, các tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk zvà các tên lửa đánh chặn tầm xa RIM-174 ERAM, SM-3. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Thiết kế Arleigh Burke có lượng giãn nước vào khoảng 9.600 tấn, dài 155 mét và có thủy thủ đoàn 276 người. Hệ thống vũ khí của nó cũng bao gồm hải pháo 127mm Mark 45, các tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk zvà các tên lửa đánh chặn tầm xa RIM-174 ERAM, SM-3. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Ứng cử viên đầu tiên đến từ châu Âu trong danh sách này là tàu khu trục hạm Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh và cũng là lớp tàu chiến hiện đại nhất của nước này. Type 45 có lượng giãn nước lên đến 9.200 tấn, dài 152 mét và có thủy thủ đoàn 191 người. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Ứng cử viên đầu tiên đến từ châu Âu trong danh sách này là tàu khu trục hạm Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh và cũng là lớp tàu chiến hiện đại nhất của nước này. Type 45 có lượng giãn nước lên đến 9.200 tấn, dài 152 mét và có thủy thủ đoàn 191 người. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí chính của con tàu này chủ yếu là tên lửa phòng không trên hạm Aster 30 và Aster 15, ngoài ra nó còn được trang bị tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon và hải pháo 113mm, ngoài ra đi kèm với Type 45 là một hệ thống tác chiến trên biển cực kỳ mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí chính của con tàu này chủ yếu là tên lửa phòng không trên hạm Aster 30 và Aster 15, ngoài ra nó còn được trang bị tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon và hải pháo 113mm, ngoài ra đi kèm với Type 45 là một hệ thống tác chiến trên biển cực kỳ mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Một lớp tàu khu trục khác của châu Âu có thiết kế tương tự Type 45 là khu trục hạm Horizon của Hải quân Pháp và Italy, cả lớp tàu này được phát triển trong cùng một chương trình nhưng cấu hình vũ khí trang bị lại khác nhau. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Một lớp tàu khu trục khác của châu Âu có thiết kế tương tự Type 45 là khu trục hạm Horizon của Hải quân Pháp và Italy, cả lớp tàu này được phát triển trong cùng một chương trình nhưng cấu hình vũ khí trang bị lại khác nhau. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Theo đó Horizon có thiết kế tiêu chuẩn hơn 7.000 tấn, dài 152 mét và có thủy thủ đoàn lên đến hơn 200 người. Hệ thống vũ khí của lớp tàu này tương tự như Type 45 nhưng không có tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon mà thay vào đó là các mẫu tên lửa chống hạm do châu Âu tự thiết kế. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Theo đó Horizon có thiết kế tiêu chuẩn hơn 7.000 tấn, dài 152 mét và có thủy thủ đoàn lên đến hơn 200 người. Hệ thống vũ khí của lớp tàu này tương tự như Type 45 nhưng không có tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon mà thay vào đó là các mẫu tên lửa chống hạm do châu Âu tự thiết kế. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Ở vị trí thứ 9 trong danh sách này là một lớp tàu khu trục khác sử dụng hệ thống tác chiến Aegis là lớp Hobart của Hải quân Australia, nó có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 147 mét và có thủy thủ đoàn 186 người. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Ở vị trí thứ 9 trong danh sách này là một lớp tàu khu trục khác sử dụng hệ thống tác chiến Aegis là lớp Hobart của Hải quân Australia, nó có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 147 mét và có thủy thủ đoàn 186 người. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí của Hobart gồm có hải pháo 127mm Mark 45, tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, cùng các tên lửa phòng không trêm hạm RIM-66 và RIM-162. Được biết, Hobart cũng là lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Australia. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Hệ thống vũ khí của Hobart gồm có hải pháo 127mm Mark 45, tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, cùng các tên lửa phòng không trêm hạm RIM-66 và RIM-162. Được biết, Hobart cũng là lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Australia. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Cái tên cuối cùng trong danh sách này thuộc về Hải quân Nga, tuy nhiên đại diện của Nga trong danh sách của Arms-Expo có phần hơi thiệt thòi cho Moscow, khi đây không phải là lớp tàu chiến mạnh nhất của Nga hiện tại, đó chính là lớp tàu khu trục Sovremennyy. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Cái tên cuối cùng trong danh sách này thuộc về Hải quân Nga, tuy nhiên đại diện của Nga trong danh sách của Arms-Expo có phần hơi thiệt thòi cho Moscow, khi đây không phải là lớp tàu chiến mạnh nhất của Nga hiện tại, đó chính là lớp tàu khu trục Sovremennyy. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Lớp tàu chiến này có lượng giãn nước tối đa chỉ 6.600 tấn, dài 156 mét và có thủy thủ đoàn 300 người. Hệ thống vũ khó được trang bị cũng khá lạc hậu gồm hải pháo AK-130-MR-184 130mm, các tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 và ngư lôi chống ngầm 533mm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Lớp tàu chiến này có lượng giãn nước tối đa chỉ 6.600 tấn, dài 156 mét và có thủy thủ đoàn 300 người. Hệ thống vũ khó được trang bị cũng khá lạc hậu gồm hải pháo AK-130-MR-184 130mm, các tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 và ngư lôi chống ngầm 533mm. Nguồn ảnh: Arms-Expo.

Mời độc giải xem video: Tàu chiến đấu ven bờ LCS của Hải quân Mỹ lướt sóng với tốc độ hơn 40 hải lý/giờ. (nguồn ArmedForcesUpdate)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/top-10-tau-chien-manh-nhat-the-gioi-nga-dung-chot-bang-1034416.html