Top 10 tòa bảo tháp Phật giáo cổ xưa quý giá nhất Việt Nam

Những tòa bảo tháp nhiều tầng cao vút là hình ảnh gắn liền với các ngôi chùa Việt từ xưa cho đến nay. Cùng điểm qua loạt bảo tháp trăm tuổi đặc sắc, được ví như báu vật của nền kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

 1. Tháp Phổ Minh (Nam Định). Nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP Nam Định), tháp Phổ Minh được dựng năm 1305, gồm 14 tầng, cao khoảng 19 mét. Tòa bảo tháp này được coi là công trình kiến trúc hoàn mỹ nhất của thời Trần còn tồn tại cho đến nay.

1. Tháp Phổ Minh (Nam Định). Nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP Nam Định), tháp Phổ Minh được dựng năm 1305, gồm 14 tầng, cao khoảng 19 mét. Tòa bảo tháp này được coi là công trình kiến trúc hoàn mỹ nhất của thời Trần còn tồn tại cho đến nay.

 2. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc). Nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc), tháp Bình Sơn là tòa tháp đất nung thời Trần cao nhất còn tồn tại. Tòa tháp xưa có 15 tầng, nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, có chiều cao 16,5 mét.

2. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc). Nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc), tháp Bình Sơn là tòa tháp đất nung thời Trần cao nhất còn tồn tại. Tòa tháp xưa có 15 tầng, nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, có chiều cao 16,5 mét.

 3. Tháp Phước Duyên (Thừa Thiên Huế). Tháp Phước Duyên là công trình nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ, được coi như một biểu tượng của Cố đô Huế. Tháp được xây thời vua Thiệu Trị, năm 1844, có chiều cao 21 mét, gồm 7 tầng.

3. Tháp Phước Duyên (Thừa Thiên Huế). Tháp Phước Duyên là công trình nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ, được coi như một biểu tượng của Cố đô Huế. Tháp được xây thời vua Thiệu Trị, năm 1844, có chiều cao 21 mét, gồm 7 tầng.

 4. Tháp Báo Nghiêm (Bắc Ninh). Tháp Báo Nghiêm là công trình bằng đá gắn với tên gọi của chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tòa tháp được xây vào thế kỷ 17, trông như một cây bút gồm 5 tầng với chiều cao 13 mét, được chạm khắc tinh xảo.

4. Tháp Báo Nghiêm (Bắc Ninh). Tháp Báo Nghiêm là công trình bằng đá gắn với tên gọi của chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tòa tháp được xây vào thế kỷ 17, trông như một cây bút gồm 5 tầng với chiều cao 13 mét, được chạm khắc tinh xảo.

 5. Tháp Hòa Phong (Bắc Ninh). Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam với gần 2.000 năm lịch sử. Công trình tiêu biểu của chùa là tháp Hòa Phong, được xây đầu thế kỷ 14. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng, cao 17 mét.

5. Tháp Hòa Phong (Bắc Ninh). Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam với gần 2.000 năm lịch sử. Công trình tiêu biểu của chùa là tháp Hòa Phong, được xây đầu thế kỷ 14. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng, cao 17 mét.

 6. Tháp Diệu Quang (Hà Nội). Tháp Diệu Quang là công trình nổi bật của chùa Liên Phái (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một ngôi chùa nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa. Tháp được xây vào khoảng năm 1890, quy mô 10 tầng, cao khoảng 20 mét.

6. Tháp Diệu Quang (Hà Nội). Tháp Diệu Quang là công trình nổi bật của chùa Liên Phái (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một ngôi chùa nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa. Tháp được xây vào khoảng năm 1890, quy mô 10 tầng, cao khoảng 20 mét.

 7. Tháp Cói (Vĩnh Phúc). Nằm trong khuôn viên chùa Cói (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), tháp Cói là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Hậu Lê còn tồn tại đến nay. Tháp được xây dựng khoảng giữa thế kỷ 18, có 7 tầng, cao 7,7 mét.

7. Tháp Cói (Vĩnh Phúc). Nằm trong khuôn viên chùa Cói (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), tháp Cói là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Hậu Lê còn tồn tại đến nay. Tháp được xây dựng khoảng giữa thế kỷ 18, có 7 tầng, cao 7,7 mét.

 8. Tháp Hòa Phong (Hà Nội). Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đối diện tòa nhà Bưu điện, tháp Hòa Phong được xây năm 1842, là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân – ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19. Tháp có 3 tầng, cao khoảng 6 mét.

8. Tháp Hòa Phong (Hà Nội). Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đối diện tòa nhà Bưu điện, tháp Hòa Phong được xây năm 1842, là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân – ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19. Tháp có 3 tầng, cao khoảng 6 mét.

 9. Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Cổ Lễ (Nam Định). Tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa của chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) được xây năm 1927, có 11 tầng, cao 32 mét. Nét độc đáo của công trình là phần nền có hình một con rùa lớn, đầu hướng vào chùa.

9. Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Cổ Lễ (Nam Định). Tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa của chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) được xây năm 1927, có 11 tầng, cao 32 mét. Nét độc đáo của công trình là phần nền có hình một con rùa lớn, đầu hướng vào chùa.

 10. Tháp chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Vào năm 2008, các nhà khảo cổ đã phát hiện dưới chính điện chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) nền móng một tòa tháp cổ rất đồ sộ. Các chuyên gia xác định công trình được xây vào đầu thời Lý, chiều cao nguyên bản có thể đạt tới 40 mét.

10. Tháp chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Vào năm 2008, các nhà khảo cổ đã phát hiện dưới chính điện chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) nền móng một tòa tháp cổ rất đồ sộ. Các chuyên gia xác định công trình được xây vào đầu thời Lý, chiều cao nguyên bản có thể đạt tới 40 mét.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/top-10-toa-bao-thap-phat-giao-co-xua-quy-gia-nhat-viet-nam-2001914.html