Top 12 quốc gia dẫn đầu thế giới về nghiên cứu khoa học

Mới đây, website tài chính Insider Monkey đã công bố xếp hạng 12 quốc gia tiên tiến nhất về nghiên cứu khoa học dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và từ Bảng xếp hạng khoa học quốc gia SCImago.

SCImago là tổ chức cung cấp thông tin về chất lượng nghiên cứu khoa học của các quốc gia.

Insider Monkey xếp hạng dựa trên chỉ số H (Hirsch index) cho các bài báo của các nhà khoa học của quốc gia đó vào năm 2021.

Chỉ số H được coi như một thước đo về năng suất làm việc, ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến cộng đồng khoa học quốc tế, và sự ghi nhận của đồng nghiệp trong ngành đối với một nhà khoa học.

Mỹ luôn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu khoa học.

Mỹ luôn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu khoa học.

1. Mỹ
Số lượng bài báo: 726.552

Tổng điểm H-Index: 2.711

Quốc gia này đã chi 3.45% GDP năm 2020 cho khoa học và công nghệ. Các cơ sở nghiên cứu hàng đầu bao gồm Đại học Harvard, Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts.

Các tập đoàn hàng đầu tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là Google, Microsoft, Apple, Amazon và Meta.

2. Vương quốc Anh

Số lượng bài báo: 243.792

Tổng điểm H-Index: 1.707

Các viện nghiên cứu uy tín nhất của Vương quốc Anh là Đại học Oxford, Đại học College London và Đại học Cambridge.

3. Đức

Số lượng bài báo: 208.210

Tổng điểm h-Index: 1.498

Quốc gia này đã chi 3.14% GDP vào năm 2020 cho nghiên cứu và phát triển khoa học.

Các cơ quan nghiên cứu hàng đầu bao gồm Hiệp hội Helmholtz, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Con Người Max Planck, và Hiệp hội Leibniz.

4. Canada

Số lượng bài báo: 130.786

Tổng điểm H-Index: 1.381

Canada tập trung cao độ vào các ngành khoa học nông nghiệp, y tế và môi trường, đồng thời có hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới.

Ba cơ sở nghiên cứu hàng đầu là Đại học Toronto, Đại học British Columbia và Đại học McGill.

Canada đã phân bổ 1.7% GDP cho nghiên cứu và phát triển khoa học vào năm 2020.

5. Pháp

Số lượng bài báo: 128.210

Tổng điểm H-Index: 1.352

Một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong nước bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia và Đại học Sorbonne.

Pháp đã chi 2.35% GDP cho nghiên cứu khoa học vào năm 2020.

6. Hà Lan

Số lượng bài báo: 74.317

Tổng điểm H-Index: 1.206

Ba viện nghiên cứu hàng đầu bao gồm: Đại học Utrecht, Đại học Amsterdam và Viện Hubrecht.

Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của Hà Lan chiếm 2.29% GDP vào năm 2020.

7. Australia

Số lượng bài báo: 125.211

Tổng điểm H-Index: 1.193

Ba tổ chức nghiên cứu hàng đầu là Đại học Melbourne, Đại học Sydney và Đại học Queensland.

8. Italia

Số lượng bài báo: 154.304

Tổng điểm H-Index: 1.189

Năm 2020, Thụy Sĩ chi 1.53% GDP cho mục đích R&D.

Ba viện nghiên cứu hàng đầu của Ý bao gồm Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, Đại học Sapienza của Rome và Đại học Milan.

9. Nhật Bản

Số lượng bài báo: 144.778

Tổng điểm H-Index: 1.171

Năm 2019, đóng góp KTI của nước này cao thứ ba trên thế giới chiếm 8%, đóng góp của ngành nghiên cứu và phát triển chiếm 14% tổng GDP của Nhật Bản.

Các viện nghiên cứu học thuật hàng đầu bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Osaka.

10. Thụy Sĩ

Số lượng bài báo: 57.331

Tổng điểm H-Index: 1.142

Nước này đã chi 3.15% GDP năm 2019 cho nghiên cứu và phát triển.

Hai viện nghiên cứu hàng đầu là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ và Đại học Zurich.

11. Trung Quốc

Số lượng bài báo: 860.012

Tổng điểm H-Index: 1.112

Năm 2020, Trung Quốc phân bổ khoảng 2.4% GDP cho nghiên cứu khoa học.

Ba cơ sở nghiên cứu hàng đầu là Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bộ Giáo dục Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa.

12. Tây Ban Nha

Số lượng bài báo: 122.688

Tổng điểm H-Index: 1.073

Ba viện nghiên cứu khoa học hàng đầu bao gồm Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha, Viện Y tế Carlos III và Đại học Barcelona.

Tây Ban Nha đã chi 1.14% GDP cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2020.

Bảo Huy (Theo InsiderMonkey)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/top12-quoc-gia-tien-tien-nhat-the-gioi-ve-nghien-cuu-khoa-hoc-3-dai-dien-chau-a-2094634.html