Top 3 cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất đầu 2022
Với hàng loạt cổ phiếu ngành ngân hàng giảm mạnh trong đầu năm mới, nhóm cổ phiếu này còn thực là kỳ vọng sẽ là lực đẩy giúp VN-Index tăng mạnh trong năm 2022?
Diễn biến tiêu cực bao phủ toàn bộ các nhóm ngành trên sàn chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó, các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ngân hàng đang chứng kiến tài khoản suy giảm.
Đặc biệt, những nhà đầu tư sở hữu top cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh nhất: BVB của Ngân hàng Bản Việt và MSB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam, PGB của Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex.
Chốt phiên ngày 19/1 giá cổ phiếu BVB giao dịch ở mức 19.400 đồng/cp, trước đó cổ phiếu BVB đã trượt dài trong nhiều phiên liên tiếp khi giảm một mạch từ mức 23.400 đồng/cp xuống 19.500 đồng/cp, tương đương mức giảm 16,7%.
Cũng trong thế giảm mạnh cổ phiếu MSB cũng liên tục “lao dốc”' trong hai tuần giao dịch vừa qua. Chốt năm 2021 tại mức đỉnh lịch sử 29.000 đồng/cp thì nay đã giảm về còn 25.350 đồng/cp, tương đương mất gần 12,6%.
PGB của PGBank cũng góp mặt trong Top đầu những cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm mạnh trên 10% khi giảm gần 15,7% tính từ ngày 12/01 khi giá giao dịch ở mức 33.200 đồng/cp xuông còn 27.900 đồng/cp cho phiên ngày 19/01.
Chung xu hướng với thị trường, cổ phiếu ngân hàng cũng đồng loạt 'lao dốc'' trong phiên giao dịch 17/1 với 24/27 mã niêm yết và giao dịch trên UPCoM chìm trong sắc đỏ. Trong đó, nhiều cổ phiếu giảm sâu trên 4% như STB (-6,9%), BVB (-6,4%), VPB (-5,2%), HDB (-5,2%), OCB (-4,3%), SGB (-4,3%),...
Trong 2 năm trở lại đây, cổ phiếu ngành ngân hàng có đóng góp rất lớn vào đà tăng trưởng của thị trường chung, chiếm khoảng 30% vốn hóa VN-Index và chiếm ¼ vốn hóa toàn thị trường. Sự đóng góp của ngành ngân hàng trong 2 năm qua có vai trò rất quan trọng khi thúc đẩy sự tăng trường của thị trường từ 660 điểm từ cuối tháng 3/2020 lên vượt mốc 1.400 điểm vào giữa năm 2021
Tuy nhiên, sau nửa năm cuối của 2021 chứng kiến một số cổ phiếu của ngân hàng nằm ngoài xu hướng, đi ngược lại tăng trưởng của thị trường khi VN-Index chinh phục ở mức 1.500 điểm.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chính khiến cổ phiếu ngành ngân hàng đứng ngoài xu hướng tăng của thị trường trong nửa cuối năm nay là do giới đầu tư cho rằng tăng trưởng lợi nhuận ngành này đã đạt đỉnh.
Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) dẫn chứng thêm số liệu tính đến giữa tháng 7/2021, cổ phiếu ngân hàng đã có P/E (giá thị trường trên thu nhập) và P/B (giá thị trường trên giá trị sổ sách) lần lượt là 14,1 lần và 2,4 lần, tương đương mức đỉnh lịch sử 5 năm. Cùng với mức ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của ngành là 18,6% và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận khoảng 46,9%, cổ phiếu ngân hàng khó có thể ghi nhận đà tăng mạnh thêm, theo quan điểm của ACBS.
Tương tự, hãng nghiên cứu FiinGroup cho biết dù nhiều cổ phiếu ngân hàng đã giảm sâu so với đỉnh hồi tháng 6-7, tuy nhiên đến giữa tháng 12, tốc độ tăng giá của nhiều cổ phiếu vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Tính chung cả nhóm, tốc độ tăng giá của cổ phiếu ngân hàng từ đầu năm là 36,1% trong khi đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mới đạt 32,8%.