Top 5 thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2022

Trong năm 2022, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đạt được một số thành tựu khoa học nổi bật. Những khám phá khoa học này đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.

1. Hồi sinh tế bào và nội tạng của lợn chết. Đây là một trong những thành tựu khoa học nổi bật trong năm 2022. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã khôi phục thành công lưu thông máu và chức năng tế bào trên khắp cơ thể những con lợn đã chết 1 giờ.

1. Hồi sinh tế bào và nội tạng của lợn chết. Đây là một trong những thành tựu khoa học nổi bật trong năm 2022. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã khôi phục thành công lưu thông máu và chức năng tế bào trên khắp cơ thể những con lợn đã chết 1 giờ.

Kỹ thuật này được gọi là OrganEx - có thể được sử dụng để "cứu các cơ quan nội tạng". OrganEx cũng có thể tạo ra các hình thức phẫu thuật mới hoặc dùng để hồi sức cho con người trong tương lai.

Kỹ thuật này được gọi là OrganEx - có thể được sử dụng để "cứu các cơ quan nội tạng". OrganEx cũng có thể tạo ra các hình thức phẫu thuật mới hoặc dùng để hồi sức cho con người trong tương lai.

2. Tàu thám hiểm của NASA phát hiện dấu hiệu mới về sự sống trên sao Hỏa. Trong năm 2022, tàu thám hiểm Perseverance của NASA đã tìm thấy những tảng đá trong miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa cho thấy dấu vết liên quan đến sự sống.

2. Tàu thám hiểm của NASA phát hiện dấu hiệu mới về sự sống trên sao Hỏa. Trong năm 2022, tàu thám hiểm Perseverance của NASA đã tìm thấy những tảng đá trong miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa cho thấy dấu vết liên quan đến sự sống.

Theo NASA, những tảng đá này được cho là bị nước làm biến đổi hình dạng. Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng bề mặt sao Hỏa từng ngập nước. Các mẫu đá trên được một robot bảo quản và sẵn sàng vận chuyển về Trái đất trong thời gian tới để các chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu hơn.

Theo NASA, những tảng đá này được cho là bị nước làm biến đổi hình dạng. Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng bề mặt sao Hỏa từng ngập nước. Các mẫu đá trên được một robot bảo quản và sẵn sàng vận chuyển về Trái đất trong thời gian tới để các chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu hơn.

3. Chiếc răng ít nhất 130.000 năm tuổi chứa manh mối mới về loài người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chiếc răng trên thuộc về một đứa trẻ, có thể là nữ, qua đời kho khoảng 3,5 - 8,5 tuổi, được tìm thấy trong hang Cobra (hay Tam Ngũ Hào 2) của Lào. Việc phân tích hình dạng của chiếc răng cho thấy nói có thể thuộc về người Denisovan sống cách đây từ 164.000 - 131.000 năm.

3. Chiếc răng ít nhất 130.000 năm tuổi chứa manh mối mới về loài người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chiếc răng trên thuộc về một đứa trẻ, có thể là nữ, qua đời kho khoảng 3,5 - 8,5 tuổi, được tìm thấy trong hang Cobra (hay Tam Ngũ Hào 2) của Lào. Việc phân tích hình dạng của chiếc răng cho thấy nói có thể thuộc về người Denisovan sống cách đây từ 164.000 - 131.000 năm.

Thông qua các phương pháp khác nhau bao gồm phân tích protein và tái tạo tia X 3D, nhóm nghiên cứu phát hiện người Denisovan - một nhánh của loài người đã tuyệt chủng - từng sống ở vùng nhiệt đới của Đông Nam Á. Điều này cho thấy người Denisovan xuất hiện ở nhiều khu vực tại châu Á và thích nghi với nhiều loại môi trường, từ khí hậu lạnh đến khí hậu nhiệt đới.

Thông qua các phương pháp khác nhau bao gồm phân tích protein và tái tạo tia X 3D, nhóm nghiên cứu phát hiện người Denisovan - một nhánh của loài người đã tuyệt chủng - từng sống ở vùng nhiệt đới của Đông Nam Á. Điều này cho thấy người Denisovan xuất hiện ở nhiều khu vực tại châu Á và thích nghi với nhiều loại môi trường, từ khí hậu lạnh đến khí hậu nhiệt đới.

4. Phát hiện loài khủng long lâu đời nhất ở châu Phi. Trong năm 2022, giới khảo cổ có một khám phá lớn đó là việc các nhà khảo cổ học tìm thấy hóa thạch hiếm của một loài khủng long ăn tạp sống cách đây 230 triệu năm ở quận Mbire, phía đông bắc Zimbabwe.

4. Phát hiện loài khủng long lâu đời nhất ở châu Phi. Trong năm 2022, giới khảo cổ có một khám phá lớn đó là việc các nhà khảo cổ học tìm thấy hóa thạch hiếm của một loài khủng long ăn tạp sống cách đây 230 triệu năm ở quận Mbire, phía đông bắc Zimbabwe.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh vật tiền sử này ao khoảng 1m và nặng 30 kg. Nó được đặt tên là Mbiresaurus raathi. Loài khủng long này có thể là loài ăn tạp với chế độ ăn gồm cả thực vật và động vật nhỏ như côn trùng. Chúng thuộc nhánh khủng long dạng chân thằn lằn Sauropodomorpha, bao gồm cả khủng long cổ dài khổng lồ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh vật tiền sử này ao khoảng 1m và nặng 30 kg. Nó được đặt tên là Mbiresaurus raathi. Loài khủng long này có thể là loài ăn tạp với chế độ ăn gồm cả thực vật và động vật nhỏ như côn trùng. Chúng thuộc nhánh khủng long dạng chân thằn lằn Sauropodomorpha, bao gồm cả khủng long cổ dài khổng lồ.

5. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong máu người. Kết quả nghiên cứu này có được sau khi họ phân tích mẫu máu từ 22 người trưởng thành khỏe mạnh. Theo đó, họ tìm thấy vi nhựa trong 80% số mẫu.

5. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong máu người. Kết quả nghiên cứu này có được sau khi họ phân tích mẫu máu từ 22 người trưởng thành khỏe mạnh. Theo đó, họ tìm thấy vi nhựa trong 80% số mẫu.

Đây là lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện vi nhựa trong máu người. Những hạt tí hon này có thể di chuyển tự do khắp cơ thể và mắc kẹt trong các cơ quan, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhóm nghiên cứu đang theo dõi để tìm hiểu toàn bộ phạm vi ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Đây là lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện vi nhựa trong máu người. Những hạt tí hon này có thể di chuyển tự do khắp cơ thể và mắc kẹt trong các cơ quan, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhóm nghiên cứu đang theo dõi để tìm hiểu toàn bộ phạm vi ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Mời độc giả xem video: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/top-5-thanh-tuu-khoa-hoc-noi-bat-nhat-the-gioi-nam-2022-1784807.html