Thứ ba là trực thăng vũ trang AH-64E Apache, sau chuyến bay đầu tiên vào năm 1975, AH-64 Apache đã có một quá trình phát triển lâu dài và khó khăn cho đến năm 1986. AH-64E được phát triển chủ yếu để hỗ trợ đường không tầm gần chống lại xe tăng của đối phương.
Bất chấp tuổi đời của nó, Apache cho đến nay vẫn là trực thăng tấn công có khả năng chiến đấu cao nhất của phương Tây. Máy bay đặc biệt được đánh giá cao về khả năng hoạt động ở độ cao lớn, nhờ bộ cảm biến mạnh mẽ và các thiết bị điện tử hàng không hiện đại của nó.
Trực thăng AH-64E có thể mang tới 76 tên lửa không điều khiển Hydra 70 70mm, hoặc tối đa 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire. Đáng chú ý, trực thăng cũng có thể được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn Stinger, để vô hiệu hóa các mối đe dọa nhỏ hơn như máy bay không người lái và các trực thăng khác ở cự ly gần.
Apache là một thiết kế cũ, mặc dù đã đầu tư rất nhiều vào việc nâng cấp, tập trung nhiều vào cảm biến và vũ khí để đảm bảo rằng trực thăng vẫn có thể tác chiến trong điều kiện mới. Tuy nhiên, khó khăn trong việc bảo trì được coi là một nhược điểm nổi bật.
Ngoài ra, việc Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng đã trì hoãn việc nâng cấp Apache và sự ra đời của các chương trình thay thế bao gồm máy bay trinh sát tấn công tương lai (FARA) hiện đang được theo đuổi, khiến loại máy bay này dần dần ngừng hoạt động.
Thứ tư là Mi-24P, đi vào hoạt động từ năm 1972, Mi-24 được nhiều chuyên gia đánh giá là máy bay trực thăng tấn công đáng gờm nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đã được chứng minh là có khả năng hoạt động cao ở mọi điều kiện thời tiết.
Mặc dù những nâng cấp sau Chiến tranh Lạnh về thiết kế ít hơn so với những nâng cấp dành cho Apache. Nhưng Mi-24 vẫn được coi là một trong những máy bay hàng đầu, với biến thể Mi-24P hiện đại hóa có khả năng chiến đấu hiệu quả chống lại quân nổi dậy được vũ trang mạnh mẽ ở chiến trường Syria.
Mi-24 là máy bay trực thăng tấn công được yêu thích hàng đầu trên thế giới với gần 60 quốc gia đang vận hành, hơn hẳn Apache chỉ với 17 và 2 đối với Mi-28. Biến thể mới nhất của Mi-24, Mi-24P-1M tự hào có radar AESA, hệ thống đối phó hồng ngoại mới, lái tự động, bộ cung cấp năng lượng vượt trội và hệ thống nhắm mục tiêu OPS-24N-1L.
Hiệu suất bay tuyệt vời của trực thăng chiến đấu Mi-24 cho phép nó cơ động rất gần mặt đất cùng với các đơn vị bộ binh và thiết giáp, bao gồm cả các khu vực đô thị rải rác ở gần đường phố. Một biến thể cải tiến khác, được tái chỉ định là Mi-35, được hưởng lợi từ một số công nghệ đã được phát triển cho Mi-28, bao gồm cả hệ thống thiết bị tương tự.
Cuối cùng là trực thăng Z-10M, máy bay trực thăng tấn công là một trong số ít lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn đi sau các đối thủ Mỹ và Nga. Z-10 về tổng thể có khả năng kém hơn so với Apache hoặc các thiết kế hiện đại của Nga nhưng đã có những cải thiện đáng kể về hiệu suất kể từ khi nó đi vào hoạt động.
Biến thể mới nhất Z-10M được thay thế động cơ trục turbo WZ-9 cũ bằng động cơ WZ-16 mạnh mẽ hơn, giúp cải thiện hiệu suất bay và độ bền. Điều này cũng cho phép Z-10M triển khai tới 16 tên lửa chống tăng HJ-10, cung cấp hỏa lực mạnh hơn ngang bằng với các thiết kế mới nhất của Mỹ và Nga.
Phiên bản mới của trực thăng Z-10 cũng được hưởng lợi từ các biện pháp đối phó chủ động và thụ động, hệ thống cảnh báo tiếp cận tên lửa, bộ thu cảnh báo radar, thiết bị gây nhiễu tia hồng ngoại và các tấm giáp làm từ graphene, tất cả đều giúp cải thiện đáng kể khả năng sống sót.
Các cấu trúc ống xả bên hông của Z-10 được làm tròn nhằm tăng tính năng tàng hình. Một lợi thế đáng chú ý của Z-10 so với các đối thủ khác là dễ bảo trì, chi phí vận hành thấp và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu cao, điều này có thể giúp thu hẹp đáng kể khoảng cách hiệu suất so với máy bay Nga và Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Thiết kế cực độc của trực thăng Mi-24 biến nó thành loại trực thăng vũ trang duy nhất có kèm khả năng chở quân như taxi chiến trường. Nguồn: Ruptly.
Thái Hòa