Top 6 cây dược liệu trị tiểu đường hiệu quả và đơn giản tại nhà
Tiểu đường là chứng bệnh nguy hiểm rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Bên cạnh việc điều trị tiểu đường bằng thuốc tân dược, sử dụng thuốc nam trị tiểu đường cũng đang là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả trong điều trị.
1. Dây thìa canh
Dây thìa canh là cây thuốc nam chữa tốt nhất hiện nay. Trong nhiều bài thuốc nam trị tiểu đường và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị chứng bệnh này đều có thành phần dây thìa canh.
Trong dây thìa canh có hoạt chất Axit Gymnemic giúp chuyển hóa đường ở tuyến tụy, kích thích sản xuất insulin tự nhiên và giúp làm giảm hấp thu đường ở ruột.
Bên cạnh đó, dây thìa canh còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ổn định đường huyết rất tốt. Đây là cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường có thể dành cho cả người tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Cách sử dụng
Phơi hoặc sấy khô lá dây thìa canh tươi rồi nghiền thành bột. Sử dụng 10gr bột dây thìa canh mỗi ngày nấu với 2 lít nước để uống.
Nên uống sau các bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.Dây thìa canh cũng có thể gây một số tác dụng phụ cho cơ thể như buồn nôn và nôn, chóng mặt, hạ đường huyết quá mức… Vì thế cần thận trọng trong khi sử dụng, tránh sử dụng liều lượng quá cao.
2. Lá dứa
Lá dứa (lá thơm) là rất có lợi cho sức khỏe. Với các hoạt chất chính như diệp lục, bromelain và các chất chống oxy hóa, lá dứa giúp người bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.
Đặc biệt, hoạt chất antidiuretic là hoạt chất giúp điều trị tiểu đường rất hiệu quả nhờ khả năng làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể.
Cách sử dụng
Có thể sử dụng lá dứa chữa tiểu đường bằng cách hãm lá dứa để uống hoặc sắc nước lá dứa. Lá dứa tươi rửa sạch sau đó phơi khô, cắt nhỏ để hãm hoặc sắc nước uống hàng ngày.
Nên sử dụng nước lá dứa liên tục và kiên trì để thấy rõ hiệu quả. Nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để điều chỉnh liều lượng sử dụng nước lá dứa mỗi ngày. Nếu sử dụng phương pháp này trong thời gian dài mà không đạt hiệu quả thì có thể chuyển sang phương pháp điều trị khác.
3. Quế
Quế là dược liệu có tính nóng, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Các hoạt chất trong quế giúp kích thích sản xuất insulin tự nhiên trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa glucose từ đó giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng
Dùng vỏ quế của những cây trên 15 tuổi, phơi khô và tán thành bột mịn. Sử dụng bột quế trong chế biến món ăn như sau:
Nguyên liệu: 2 thìa bột quế và nửa thìa bột yến mạch. Pha nguyên liệu trên với 500ml nước ấm. Uống hỗn hợp trên vào buổi sáng và buổi tối.
Nên uống liên tục trong vòng 15 ngày và theo dõi mức đường huyết của cơ thể. Nếu mức đường huyết giảm có thể dừng uống trong vài ngày và sau đó uống thêm một thời gian nữa để ổn định.
Mỗi ngày chỉ được dùng 5g bột quế hoặc ít hơn. Thận trọng khi sử dụng đối với những người bị cao huyết áp, táo bón bởi quế có tính nóng. Ngoài ra cần tránh sử dụng quế với những người có vấn đề về tim mạch, gan. Lưu ý không sử dụng bài thuốc này với phụ nữ có thai.
4. Cây mạch môn
Củ cây mạch môn là phương thuốc được dùng để điều trị bệnh tiểu đường và một số căn bệnh khác. Các hoạt chất trong củ cây mạch môn giúp làm tăng nồng độ insulin trong máu, giảm đề kháng insulin từ đó kiểm soát tốt lượng đường huyết, nhất là ở người tiểu đường tuýp 2.
Bên cạnh đó, cây mạch môn còn giúp bảo vệ cầu thận, giúp người bệnh tránh được các biến chứng về thận do bệnh tiểu đường gây ra.
Cách sử dụng
Sử dụng cây mạch môn điều trị tiểu đường như sau: Dùng khoảng 6 đến 12g củ mạch môn, rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả tốt.
5. Lá sầu đâu
Lá sầu đâu luôn là dược liệu quý trong y học dân gian. Các thành phần chất chống oxy hóa có trong lá sầu đâu giúp giảm nguy cơ kháng insulin tự nhiên trong cơ thể, kích thích sản xuất insulin giúp điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả.
Cách sử dụng
Chuẩn bị khoảng 10 lá sầu đâu để héo, sắc với 1 lít nước cho đến khi cô lại còn một nửa. Để nguội và uống hết lượng thuốc ngay trong ngày.
Mặc dù có tác dụng rất tốt trong điều trị tiểu đường nhưng lá sầu đâu cũng là dược liệu có độc tính. Vì thế không nên sử dụng quá nhiều và không nên ăn sống lá sầu đâu. Để đảm bảo an toàn hơn có thể tham khảo ý kiến của các thầy thuốc khi sử dụng loại lá này.
6. Khổ qua rừng
Khổ qua rừng hay mướp đắng rừng là cây thuốc nam trị tiểu đường tuyệt vời vì có thể bổ sung nhiều hoạt chất có tác dụng tương tự insulin. Bên cạnh đó, sử dụng khổ qua rừng cũng giúp bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, các vitamin C và caroten có khả năng ức chế hấp thu glucose và tăng cường sức đề kháng.
Cách sử dụng
Chuẩn bị khổ qua rừng khô, có thể dùng cả cây, lá và quả khổ qua nấu nước uống thay trà hàng ngày. Ngoài ra, để trị tiểu đường có thể ăn khổ qua rừng sống hoặc làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.