Top Nhà thờ đẹp nhất Việt Nam
Không chỉ là những công trình mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh riêng biệt mà các nhà thờ tại Việt Nam còn có sự độc đáo về kiến trúc nổi bất.
Nhà thờ Tân Định
Khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16/12/1876, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất của thành phố. Với kiến trúc lối Gothic và màu hồng đặc trưng, nhà thờ trở thành một trong những địa điểm nổi bật của Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được nhận danh hiệu Vương cung thánh đường tại Việt Nam. Là một công trình kiến trúc theo phong cách Roman, kiểu kiến trúc thịnh hành tại châu Âu vào các thế kỷ XI và XII, có chiều dài 91m, rộng 35,5m, vòm mái cao 21m, chiều cao của hai tháp vuông kể từ đất là 36,6m, nều tính cả hai chóp tháp chuông do kiến trúc sư Gardès thêm vào năm 1885, thì chiều cao này sẽ là 57m. Lòng nhà thờ gồm ba gian và một hành lang quanh chính điện.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội là tên gọi tắt, thực chất nó có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa thánh Giuse, tọa lại tại số 40, ngay ngã ba giao giữa ba con phố: Nhà Chung, phố Nhà thờ và phố Lý Quốc Sư, thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Nơi đây được biết đến là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên và là Nhà thờ Thiên chúa giáo lâu đời nhất Hà Thành.
Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời.
Nhà thờ gỗ Kontum
Nằm lọt thỏm giữa rừng xanh cao nguyên bạt ngàn, ngôi nhà thờ gỗ với tuổi đời hàng thế kỷ luôn là niềm tự hào của người dân vùng Kon Tum. Bạn có thể đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu đến vào mùa hoa đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn sẽ gặp sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa làm lộng lẫy thêm vẻ đẹp của Kon Tum.
Đền thánh Kiên Lao - Nam Định
Nhà thờ Đền thánh Kiên Lao nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, Nam Định. Nằm cách thủ đô khoảng 95 km, nhà thờ này rất lớn, giáo dân đông đúc và giàu có vào bậc nhất trong Giáo phận.
Nhà thờ được thiết kế và trang trí bằng các bức tượng đắp nổi, phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, được những người dân theo Đạo cùng các nghệ nhân từ những gia đình nông thông trong vùng xây dựng và thiết kế nên. Điểm nổi bật trong kiến trúc của nhà thờ lớn này chính là mái hình cầu rộng và tháp chuông cao nằm giữa các thôn làng bên cạnh dòng sông trong xanh, tạo nên một điểm nhấn cổ kính thanh bình cho không gian nơi đây.
Nhà thờ họ đạo Mặc Bắc – Vĩnh Long
Nhà thờ Mặc Bắc là một trong những giáo xứ Thiên Chúa lớn và cổ xưa ở miền Tây Nam Bộ, được xây dựng năm 1886, hoàn thành năm 1888, có diện tích là 24x60m, tháp chuông cao 36m, được xem như ngôi thánh đường lớn thứ hai ở Nam Bộ thời đó, chỉ sau nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn.
Nhà thờ được chỉ huy xây dựng bởi một kiến trúc sư người Pháp, vật liệu xây dựng cũng được đưa từ Pháp sang. Với lối kiến trúc nghệ thuật rất cổ xưa, trang nhã, hài hòa, nhà thờ Mặc Bắc vẫn bền trải với thời gian gần 130 năm. Nơi đây, hiện tại là một điểm thu hút khách du lịch và giáo dân gần xa đến chiêm bái.
Nhà thờ Domaine de Marie
Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên đường Ngô Quyền, cách trung tâm TP Đà Lạt 1 km về phía Tây Nam, là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Khuôn viên nhà thờ tọa lạc trên đồi Mai Anh nên còn có tên nhà thờ Mai Anh.
Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa đà lạt, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực lộng lẫy hẳn lên.
Giáo xứ Thịnh Lạc
Giáo xứ Thịnh Lạc, ở xã Gia Phổ, Hương Khê, Hà Tĩnh được khánh thành vào ngày 17/4/2016. Đây là một nhà thờ được coi là đẹp nhất của giáo phận Vinh.
Nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc gotich. Đầu nhà thờ có mái vòm tròn. Tất cả cửa kính trong nhà thờ đều lắp kính màu, vẽ lại các sự tích trong Thánh Kinh. Bức ảnh kính màu lớn nhất cuối nhà thờ là bức tranh màu: Đức Mẹ Thiên Chúa. Nhà thờ rất thoáng với những vòm cuốn thanh thoát, những cột cao vút làm bệ đỡ cho những mái vòm. Những chiếc đèn chùm đẹp trên trần nhà thờ làm cho nhà thờ lung linh sắc màu huyền ảo. Những bộ ghế ngồi mới đóng trong nhà thờ rất đồng đều và vững chắc.
Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt
Nhà thờ Con Gà hay còn được gọi là nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt Nicola Bari, là một trong những công trình đặc biệt của thành phố Đà Lạt. Có tọa lạc trên đường Trần Phú, trung tâm thành phố Đà Lạt thì người dân nơi đây thường gọi đây là nhà thờ Con Gà bởi trên đỉnh tháp chuông của nhà thờ có hình con gà lớn độc đáo, một biểu tượng của người Pháp đã xây dựng lên để lại, đồng thời theo kinh thánh phần Tân Ước đây chính là biểu tượng của sự sám hối.
Nhà thờ Con Gà ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1931 và được hoàn thành vào năm 1942 do người Pháp xây dựng theo lối kiến trúc Roman độc đáo. Nhà thờ được xây dựng theo hình chữ thập, dài 65m, cao 47m cả mặt đứng và mặt bằng đều được xây dựng cân đối với nhau. Bên cạnh đó, với độ cao này khi đứng từ tháp chuông mọi người có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh thành phố Đà Lạt.