Cá giống mõm tròn (Rhina ancylostoma) xuất hiện rộng rãi trong vùng nước ven biển nhiệt đới miền Tây Ấn Độ-Thái Bình Dương, ở độ sâu lên đến 90m, tại Việt Nam loài này phân bố ở Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh và đông nam vịnh Bắc Bộ), Khánh Hòa, Bình Thuận. Chúng có thể đạt chiều dài 2,7m và cân nặng 135 kg, có một cơ thể rộng và dày với mõm tròn và vây lưng và vây đuôi rộng giống cá mập. Miệng của nó tạo thành một đường nhấp nhô hình chử W vá có nhiều chỏm gai trên đầu và lưng.
Cá nhám đuôi dài (Alopias pelagicus) phân bố ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và vùng biển cửa vịnh Bắc Bộ, Bình Thuận của Việt Nam. Chúng thường sống xa bờ nhưng thỉnh thoảng vào môi trường sống ven biển, tấn công nhanh con mồi bằng những cú đánh bởi roi đuôi.
Cá đao răng nhọn (Anoxypristis cuspidata) có cưa có hình giống mỏ chim hẹp với nhiều răng cưa và không có răng cưa gần đầu và đạt chiều dài lên đến 4,7m. Loài này được tìm thấy trong vùng nước nông ven biển và cửa sông, vùng biển Vịnh Bắc Bộ (Bạch Long Vĩ), Khánh Hòa, Bình Thuận, Nam Bộ của Việt Nam, vịnh Thái Lan.
Cá heo đốm nhiệt đới (Stenella attenuata) là một loài động vật có vú, sở hữu thân hình với nhiều đốm đặc trưng, là kẻ săn mồi đáng sợ của nhiều loài cá nhỏ dưới đại dương. Loài này phân bố ở Vùng biển Khánh Hòa của Việt Nam.
Cá Chìa vôi khoang vằn (Doryrhamphus dactyliophorus) có mõm dài dạng ống, miệng nhỏ ở mút mõm, vây đuôi lồi tròn. Toàn thân có những khoang vằn ngang màu đen xen lẫn những khoang vằn ngang màu trắng hồng hơi xanh. Đuôi khi xòe ra có viền màu xanh nhạt, bên trong là một vòng đỏ, giữa màu xanh nhạt. Trước năm 1995 vẫn thường gặp loài này ở Hòn Mun và một vài rạn san hô trong vịnh Nha Trang và quần đảo Trường Sa. Những năm gần đây trở nên khá hiếm, rất ít gặp.
Rùa biển Vích, có tên khoa học là Lepidochelys olivacea, khi trưởng thành có cân nặng từ 25-46kg. Một phần Vích trưởng thành lưỡng tính. Vích đực có đuôi dài và to hơn vích cái, đuôi vích được dùng khi giao phối. Loài này phân bố ở vành đai nhiệt đới trên biển và các vùng nước ấm thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, riêng Việt Nam nó có nhiều ở Côn Đảo và Trường Sa.
Cá Lưỡi dong đen (Antennarius striatus) có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường. Đầu râu ở hàm trên có thể phát ra ánh sáng quyến rũ các động vật khác đến gần rồi bất chợt lao ra đớp mồi, vì vậy còn có tên là cá cần câu, cá lã vọng. Loài cá có hình dạng đặc biệt này được tìm thấy ở Nha Trang, Khánh Hòa.
Lưu Thoa