TP.HCM: Làm sạch kênh rạch với bè cây thủy sinh

Mô hình bè cây thủy sinh được đặt thí điểm tại các kênh rạch trên địa bàn phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM nhằm cải thiện môi trường nước, giảm thiểu ô nhiễm.

Mô hình bè cây thủy sinh làm chủ yếu từ cây Thủy Trúc và cây Bách Thủy Tiên lần đầu được Ban Chấp hành Đoàn phường Thạnh Lộc, quận 12 đặt thí điểm tại tuyến rạch Đất Sét vào tháng 11 năm 2023.

Sau một thời gian nhận thấy mức độ cải tạo nguồn nước từ mô hình này mang lại hiệu quả nên Ban Chấp hành Đoàn phường Thạnh Lộc tiếp tục thực hiện lắp đặt 10 bè cây thủy sinh tại tuyến rạch Đất Sét với tổng chiều dài 480 m vào cuối tháng 7-2024.

 Tuổi trẻ phường Thạnh Lộc, quận 12 cùng các bạn chiến sĩ tình nguyện mùa hè xanh trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM lắp đặt bè cây thủy sinh tại rạch Đất Sét, đoạn qua khu phố 9,10,11.

Tuổi trẻ phường Thạnh Lộc, quận 12 cùng các bạn chiến sĩ tình nguyện mùa hè xanh trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM lắp đặt bè cây thủy sinh tại rạch Đất Sét, đoạn qua khu phố 9,10,11.

 Bè cây thủy sinh chủ yếu sử dụng cây Thủy Trúc và cây Bách Thủy Tiên bởi 2 loại cây đã được chứng minh về tính khoa học trong cải thiện nguồn nước ô nhiễm.

Bè cây thủy sinh chủ yếu sử dụng cây Thủy Trúc và cây Bách Thủy Tiên bởi 2 loại cây đã được chứng minh về tính khoa học trong cải thiện nguồn nước ô nhiễm.

 Kích thước của các bè được Ban Chấp hành Đoàn phường và các đơn vị tư vấn lắp đặt phù hợp với kích thước của tuyến kênh rạch đáp ứng được việc cải thiện nguồn nước, tạo môi trường sống cho các loại động vật thủy sinh và phù hợp mỹ quan đô thị.

Kích thước của các bè được Ban Chấp hành Đoàn phường và các đơn vị tư vấn lắp đặt phù hợp với kích thước của tuyến kênh rạch đáp ứng được việc cải thiện nguồn nước, tạo môi trường sống cho các loại động vật thủy sinh và phù hợp mỹ quan đô thị.

 Trước khi đặt các bè cây, nhóm tình nguyện viên đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh, vớt rác làm sạch kênh rạch.

Trước khi đặt các bè cây, nhóm tình nguyện viên đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh, vớt rác làm sạch kênh rạch.

 Hành động này cả nhóm hướng tới mục đích không chỉ dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, khơi thông các dòng chảy tại các con kênh mà hướng tới việc cải tạo nguồn nước. Đồng thời, việc đặt lồng cây còn giúp hấp thụ các mùi tanh hôi ở chính các tuyến kênh rạch nhỏ trong khu dân cư, tạo vẻ mỹ quan đô thị xanh - sạch - đẹp.

Hành động này cả nhóm hướng tới mục đích không chỉ dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, khơi thông các dòng chảy tại các con kênh mà hướng tới việc cải tạo nguồn nước. Đồng thời, việc đặt lồng cây còn giúp hấp thụ các mùi tanh hôi ở chính các tuyến kênh rạch nhỏ trong khu dân cư, tạo vẻ mỹ quan đô thị xanh - sạch - đẹp.

 Anh Nguyễn Đức Vinh - Bí thư Đoàn phường Thạnh Lộc cho biết: “Việc đặt bè cây thủy sinh không gặp nhiều khó khăn bởi Ban Chấp hành Đoàn phường cũng đã tuyên truyền phổ biến và truyền thông về công dụng cụ thể của bè cây, thường xuyên vận động người dân cùng chung tay chăm sóc, cắt tỉa các cây hệ sinh thái của bè đã phát triển lớn mạnh. Bên cạnh đó, nhóm cũng thường xuyên ra quân vớt rác thải, vận động người dân không xả rác và xả thải trực tiếp xuống các tuyến kênh rạch”.

Anh Nguyễn Đức Vinh - Bí thư Đoàn phường Thạnh Lộc cho biết: “Việc đặt bè cây thủy sinh không gặp nhiều khó khăn bởi Ban Chấp hành Đoàn phường cũng đã tuyên truyền phổ biến và truyền thông về công dụng cụ thể của bè cây, thường xuyên vận động người dân cùng chung tay chăm sóc, cắt tỉa các cây hệ sinh thái của bè đã phát triển lớn mạnh. Bên cạnh đó, nhóm cũng thường xuyên ra quân vớt rác thải, vận động người dân không xả rác và xả thải trực tiếp xuống các tuyến kênh rạch”.

 Tham gia đặt bè cây thủy sinh, tình nguyện viên Nguyễn Giáp Thạch (ngụ quận 12) chia sẻ: “ Tôi nhận thấy đây là một dự án, mô hình rất hay bởi chính bản thân khi còn là sinh viên của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã có nghiên cứu về các loài cây thủy sinh cải tạo nguồn nước. Với mật độ dân cư đông như hiện nay, việc biến một dòng kênh, con rạch trong xanh trở nên đen ngòm và tanh hôi thì rất dễ nhưng việc cải tạo và biến nó trở lại trong xanh và có nhiều cá, tôm lại là một điều rất khó và tốn kém kinh phí để thực hiện. Do đó mỗi người dân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước.”

Tham gia đặt bè cây thủy sinh, tình nguyện viên Nguyễn Giáp Thạch (ngụ quận 12) chia sẻ: “ Tôi nhận thấy đây là một dự án, mô hình rất hay bởi chính bản thân khi còn là sinh viên của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã có nghiên cứu về các loài cây thủy sinh cải tạo nguồn nước. Với mật độ dân cư đông như hiện nay, việc biến một dòng kênh, con rạch trong xanh trở nên đen ngòm và tanh hôi thì rất dễ nhưng việc cải tạo và biến nó trở lại trong xanh và có nhiều cá, tôm lại là một điều rất khó và tốn kém kinh phí để thực hiện. Do đó mỗi người dân chúng ta phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước.”

 Bè cây thủy sinh đã mang lại vẻ sạch – xanh cho các tuyến kênh, giúp tuyến kênh không còn đơn điệu một màu đen, tạo ra môi trường sống, sinh sản cho các loài động vật thủy sinh.

Bè cây thủy sinh đã mang lại vẻ sạch – xanh cho các tuyến kênh, giúp tuyến kênh không còn đơn điệu một màu đen, tạo ra môi trường sống, sinh sản cho các loài động vật thủy sinh.

 Thời gian tới, Ban Chấp hành Đoàn phường Thạnh Lộc tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu cải tiến các bè cây thủy sinh làm sao cho các bè bền hơn, ổn định hơn và sẽ nhân rộng ra các tuyến kênh rạch khác trên địa bàn phường – quận.

Thời gian tới, Ban Chấp hành Đoàn phường Thạnh Lộc tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu cải tiến các bè cây thủy sinh làm sao cho các bè bền hơn, ổn định hơn và sẽ nhân rộng ra các tuyến kênh rạch khác trên địa bàn phường – quận.

KIM NGÂN – CHÍ THÀNH

Ảnh: Tuổi trẻ phường Thạnh Lộc - Quận 12

Nguồn PLO: https://plo.vn/tphcm-lam-sach-kenh-rach-voi-be-cay-thuy-sinh-post803573.html