TP.HCM thu phí vỉa hè: Nhiều hộ kinh doanh, người bán hàng rong ủng hộ

Nhiều hộ kinh doanh và người bán hàng rong ở TP.HCM bày tỏ sự ủng hộ việc thu phí, sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè.

Chủ hộ kinh doanh, người dân TP.HCM ủng hộ việc thu phí, sử dụng vỉa hè, lòng đường.

Từ 1/1/2024, TP.HCM sẽ áp dụng việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè với mức thu từ 20.000 - 350.000 đồng/m2/tháng, tùy khu vực.

Từ 1/1/2024, TP.HCM sẽ áp dụng việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè với mức thu từ 20.000 - 350.000 đồng/m2/tháng, tùy khu vực.

Sau khi HĐND TP.HCM khóa X biểu quyết đã thông qua Nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn, nhiều hộ kinh doanh và người bán hàng rong bày tỏ sự ủng hộ chủ trương của thành phố.

Sau khi HĐND TP.HCM khóa X biểu quyết đã thông qua Nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn, nhiều hộ kinh doanh và người bán hàng rong bày tỏ sự ủng hộ chủ trương của thành phố.

Chị Thoa (ngụ quận 3) cho hay, trước đây những người bán hàng vỉa hè rất ngại vì nhiều lần trật tự đô thị nhắc nhở, thế nhưng nếu như không buôn bán thì sẽ không có thu nhập. "Đóng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè để buôn bán cho có trật tự thì tôi rất ủng hộ. Điều chúng tôi cần là mức phí hợp lý để đảm bảo sau khi đóng phí vẫn còn có tiền lời để trang trải cuộc sống", chị Thoa cho biết.

Chị Thoa (ngụ quận 3) cho hay, trước đây những người bán hàng vỉa hè rất ngại vì nhiều lần trật tự đô thị nhắc nhở, thế nhưng nếu như không buôn bán thì sẽ không có thu nhập. "Đóng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè để buôn bán cho có trật tự thì tôi rất ủng hộ. Điều chúng tôi cần là mức phí hợp lý để đảm bảo sau khi đóng phí vẫn còn có tiền lời để trang trải cuộc sống", chị Thoa cho biết.

Đồng quan điểm trên, chị Đào (ngụ quận 3) cho biết, chị bán hàng trên vỉa hè đường Võ Văn Tần hơn chục năm qua và thường xuyên bị nhắc nhở, thậm chí không ít lần còn bị tịch thu bàn ghế vì buôn bán gây cản trở lối đi trên vỉa hè. "Tôi có nghe thông tin thành phố sẽ thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường nhưng không biết cụ thể như thế nào. Tôi mong sớm được đóng phí để yên tâm buôn bán, không còn phải chịu cảnh hốt đồ bỏ chạy nữa", chị Đào nói.

Đồng quan điểm trên, chị Đào (ngụ quận 3) cho biết, chị bán hàng trên vỉa hè đường Võ Văn Tần hơn chục năm qua và thường xuyên bị nhắc nhở, thậm chí không ít lần còn bị tịch thu bàn ghế vì buôn bán gây cản trở lối đi trên vỉa hè. "Tôi có nghe thông tin thành phố sẽ thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường nhưng không biết cụ thể như thế nào. Tôi mong sớm được đóng phí để yên tâm buôn bán, không còn phải chịu cảnh hốt đồ bỏ chạy nữa", chị Đào nói.

Bán bánh mì cạnh cổng trường Đại học Mở TP.HCM hơn 10 năm nay, chị Thảo đồng tình trước chủ trương của thành phố về việc thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường. Chị chia sẻ: "Tôi bán bánh mì cho sinh viên và nhân viên văn phòng làm việc quanh khu vực này đã 14 năm. Dù xe bánh mì đặt sát vào lề đường và không chiếm quá nhiều diện tích nhưng cũng mong được đóng phí cho đúng quy định của Nhà nước".

Bán bánh mì cạnh cổng trường Đại học Mở TP.HCM hơn 10 năm nay, chị Thảo đồng tình trước chủ trương của thành phố về việc thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường. Chị chia sẻ: "Tôi bán bánh mì cho sinh viên và nhân viên văn phòng làm việc quanh khu vực này đã 14 năm. Dù xe bánh mì đặt sát vào lề đường và không chiếm quá nhiều diện tích nhưng cũng mong được đóng phí cho đúng quy định của Nhà nước".

Ghi nhận của PV VTC News, tại quận 1, trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai có rất nhiều hộ kinh doanh sử dụng vỉa hè để làm bãi đậu xe trước quán ăn của mình.

Ghi nhận của PV VTC News, tại quận 1, trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai có rất nhiều hộ kinh doanh sử dụng vỉa hè để làm bãi đậu xe trước quán ăn của mình.

Anh Hùng, quản lý một quán ăn tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cho biết, rất ủng hộ chủ trương thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, tuy nhiên kế hoạch cần được triển khai cụ thể chi tiết. Đồng thời, anh Hùng cũng mong muốn việc thu phí diễn ra công khai để người dân dễ dàng nắm bắt, cân nhắc các điều kiện về giá cả và địa điểm.

Anh Hùng, quản lý một quán ăn tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cho biết, rất ủng hộ chủ trương thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, tuy nhiên kế hoạch cần được triển khai cụ thể chi tiết. Đồng thời, anh Hùng cũng mong muốn việc thu phí diễn ra công khai để người dân dễ dàng nắm bắt, cân nhắc các điều kiện về giá cả và địa điểm.

Không thuê mặt bằng để kinh doanh như những người khác, chị Kim (ngụ quận Bình Thạnh) mở quán cơm ngay tại nhà của mình. Chị Kim nói: "Mỗi tháng đóng vài trăm nghìn đồng cũng được, miễn sao đảm bảo việc vỉa hè sạch sẽ, việc buôn bán của người dân diễn ra trật tự và an toàn".

Anh Trọng (bán hàng rong trên đường Điện Biên Phủ) cho biết, bán hàng dưới lòng đường là sai, nhiều lúc hay tin lực lượng trật tự đô thị xuống kiểm tra thì vội vã dắt xe bỏ chạy. "Nhẹ thì bị nhắc nhở, còn không thì thu hồi xe và đóng phạt. Vậy nên khi biết thông tin thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường tôi rất mừng. Dù giá thu phí có bao nhiêu đi nữa thì cũng đỡ hơn rất nhiều tiền thuê mặt bằng, người dân như tôi cũng đỡ lo", anh nói.

Anh Trọng (bán hàng rong trên đường Điện Biên Phủ) cho biết, bán hàng dưới lòng đường là sai, nhiều lúc hay tin lực lượng trật tự đô thị xuống kiểm tra thì vội vã dắt xe bỏ chạy. "Nhẹ thì bị nhắc nhở, còn không thì thu hồi xe và đóng phạt. Vậy nên khi biết thông tin thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường tôi rất mừng. Dù giá thu phí có bao nhiêu đi nữa thì cũng đỡ hơn rất nhiều tiền thuê mặt bằng, người dân như tôi cũng đỡ lo", anh nói.

Theo đó, mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn được áp dụng dựa theo mức giá đất bình quân của 5 khu vực. Mỗi khu vực, các tuyến đường được chia thành khu vực trung tâm và các khu vực còn lại. Cụ thể, mức thu phí cao nhất cho hoạt động trông giữ xe là 180.000 - 350.000 đồng/m2/tháng (trong đó, tuyến đường trung tâm là 350.000 đồng, còn tuyến đường còn lại là 180.000 đồng), thấp nhất 50.000 - 100.000 đồng/m2/tháng. Đối với các hoạt động khác, mức phí được tính từ 20.000 - 100.000 đồng/m2/tháng.

Theo đó, mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn được áp dụng dựa theo mức giá đất bình quân của 5 khu vực. Mỗi khu vực, các tuyến đường được chia thành khu vực trung tâm và các khu vực còn lại. Cụ thể, mức thu phí cao nhất cho hoạt động trông giữ xe là 180.000 - 350.000 đồng/m2/tháng (trong đó, tuyến đường trung tâm là 350.000 đồng, còn tuyến đường còn lại là 180.000 đồng), thấp nhất 50.000 - 100.000 đồng/m2/tháng. Đối với các hoạt động khác, mức phí được tính từ 20.000 - 100.000 đồng/m2/tháng.

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện thành phố có tổng cộng 4.869 tuyến đường có bề rộng từ 5m trở lên, trong đó có 3.631 tuyến đường có bề rộng lòng đường nhỏ hơn 7,5 m và 1.238 tuyến đường có bề rộng lòng đường từ 7,5 m trở lên.

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện thành phố có tổng cộng 4.869 tuyến đường có bề rộng từ 5m trở lên, trong đó có 3.631 tuyến đường có bề rộng lòng đường nhỏ hơn 7,5 m và 1.238 tuyến đường có bề rộng lòng đường từ 7,5 m trở lên.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tp-hcm-thu-phi-via-he-nhieu-ho-kinh-doanh-nguoi-ban-hang-rong-ung-ho-ar820999.html