TP Hồ Chí Minh: Độc đáo tour 'Tân Phú - đi là nhớ'

Theo bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên quận Tân Phú đưa tour du lịch 'Tân Phú – đi là nhớ' vào khai thác sẽ thúc đẩy ngành du lịch của quận phát triển hơn, đồng thồi đánh dấu điểm đến mới Tân Phú vào bản đồ du lịch của TP Hồ Chí Minh.

Du khách tìm hiểu về địa đạo Phú Thọ Hòa ở quận Tân Phú.

Du khách tìm hiểu về địa đạo Phú Thọ Hòa ở quận Tân Phú.

Điểm đến đầu tiên của tour du lịch "Tân Phú - đi là nhớ" là địa đạo Phú Thọ Hòa. Đây là một công trình sáng tạo của quân và dân Phú Thọ Hòa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sau khi thăm địa đạo, du khách sẽ được vãng cảnh chùa Pháp Vân (xây dựng năm 1965) do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng. Tại đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh quận Tân Phú nhìn từ tháp cao 14 tầng (64m) và tham quan không gian trưng bày 3 kỷ lục Việt Nam tại chùa: Tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam; cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam; kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lồng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam. Điểm dừng chân cuối cùng của tour du lịch về quận Tân Phú là tìm hiểu, chiêm ngưỡng các loại sâm tại Bảo tàng sâm Ngọc Linh. Hiện nay, bảo tàng này đang trưng bày hơn 400 hiện vật và các giống sâm quý của Việt Nam.

Ông Nguyễn Công Chánh, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú cho biết, UBND quận Tân Phú đã phối hợp cùng với Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần dịch vụ lữ hành Chim Cánh Cụt tổ chức tour du lịch đầu tiên với tên gọi "Tân Phú - đi là nhớ". Đây là hoạt động thiết thực, triển khai theo chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh về việc phát triển mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng và hưởng ứng chương trình xây dựng các sản phẩm du lịch "TP Hồ Chí Minh - Thành phố tôi yêu" do Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh phát động.

“Quận Tân Phú có khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa mà du khách chưa biết đến như: Di tích địa đạo Phú Thọ Hòa, đình Tân Thới, chùa Pháp Vân, chợ vải, Bảo tàng sâm Ngọc Linh… Đây chính là những điểm đến tuy quen mà lạ được quận đưa vào chương trình du lịch đặc trưng khi đến với quận Tân Phú trong dịp hè này”, ông Nguyễn Công Chánh cho biết.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh (áo cam) dẫn đầu đoàn khảo sát tour du lịch đầu tiên của quận Tân Phú.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh (áo cam) dẫn đầu đoàn khảo sát tour du lịch đầu tiên của quận Tân Phú.

Sau khi khảo sát tour du lịch đầu tiên của quận Tân Phú, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết: "Thông thường khi nghĩ đến địa đạo, mọi người sẽ nghĩ đến địa đạo Củ Chi chứ ít ai biết ở giữa lòng thành phố vẫn còn một địa đạo là địa đạo Phú Thọ Hòa ở quận Tân Phú. Do đó, việc quận Tân Phú khai thác 3 tuyến điểm du lịch đặc trưng của quận gồm: Địa đạo Phú Thọ Hòa, chùa Pháp Vân và làng vải thành một sản phẩm du lịch sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách trong và ngoài nước".

"Sau quận Tân Phú, các quận huyện khác cũng đang tích cực xây dựng và sẽ giới thiệu những điểm đến mới, hấp dẫn để doanh nghiệp du lịch đưa vào khai thác, đón khách trong thời gian tới. Đây là những tour ngắn ngày, thay đổi liên tục để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc cho du khách tới TP Hồ Chí Minh. Theo đó, du khách khi đến TP Hồ Chí Minh không chỉ tham quan, du lịch tại khu vực trung tâm mà còn có thể tham quan và trải nghiệm mới tại các quận, huyện ngoại thành. Việc 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức cùng tập trung xây dựng những sản phẩm du lịch rất đặc trưng sẽ giúp ngành du lịch TP Hồ Chí Minh có nhiều sản phẩm du lịch mới hơn. Đây chính là sự kết hợp hài hòa của các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để cùng xây dựng ngành du lịch TP Hồ Chí Minh nói chung và đóng góp cho sự phát triển riêng của các địa phương”, bà Phan Thị Thắng cho biết thêm.

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh đặc sắc trong tour du lịch đến với quận Tân Phú:

Địa đạo Phú Thọ Hòa được xây dựng vào năm 1947 tại thôn Lộc Hòa và vùng phụ cận thuộc xã Phú Thọ Hòa, nay tọa lạc tại số 139 đường Phú Thọ Hòa, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây là vùng lõi cách mạng và thích hợp xây dựng địa đạo do là vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình, địa vật phức tạp, nhân dân có truyền thống cách mạng..

Địa đạo Phú Thọ Hòa được xây dựng vào năm 1947 tại thôn Lộc Hòa và vùng phụ cận thuộc xã Phú Thọ Hòa, nay tọa lạc tại số 139 đường Phú Thọ Hòa, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây là vùng lõi cách mạng và thích hợp xây dựng địa đạo do là vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình, địa vật phức tạp, nhân dân có truyền thống cách mạng..

Đoàn khảo sát đã tham quan và tìm hiểu về địa đạo Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú.

Đoàn khảo sát đã tham quan và tìm hiểu về địa đạo Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú.

Du khách khá thích thú khi được trải nghiệm chui hầm địa đạo Phú Thọ Hòa.

Du khách khá thích thú khi được trải nghiệm chui hầm địa đạo Phú Thọ Hòa.

Địa đạo này được đào sâu dưới lòng đất 3m, có đoạn sâu đến 4m, lòng địa đạo cao 1m, rộng 0,6 đến 0,8m, hai bên có nhiều ngách đi sang nhiều hướng khác nhau. Địa đạo có 2 tầng, đường đi của địa đạo có lúc trầm xuống có lúc trồi lên, có nhiều lỗ thông hơi và nhiều miệng hầm, có nắp đậy được ngụy trang cẩn thận tùy theo địa hình bên trên mặt đất.

Địa đạo này được đào sâu dưới lòng đất 3m, có đoạn sâu đến 4m, lòng địa đạo cao 1m, rộng 0,6 đến 0,8m, hai bên có nhiều ngách đi sang nhiều hướng khác nhau. Địa đạo có 2 tầng, đường đi của địa đạo có lúc trầm xuống có lúc trồi lên, có nhiều lỗ thông hơi và nhiều miệng hầm, có nắp đậy được ngụy trang cẩn thận tùy theo địa hình bên trên mặt đất.

Phục dựng lại cảnh quân và dân xã Phú Thọ Hòa tham gia đào địa đạo trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Phục dựng lại cảnh quân và dân xã Phú Thọ Hòa tham gia đào địa đạo trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Một cảnh bè lũ tay sai truy tìm các chiến sĩ cách mạng đã được phục dựng lại tại địa đạo Phú Thọ Hòa.

Một cảnh bè lũ tay sai truy tìm các chiến sĩ cách mạng đã được phục dựng lại tại địa đạo Phú Thọ Hòa.

Cổng chính chùa Pháp Vân.

Cổng chính chùa Pháp Vân.

Chùa Pháp Vân có tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam.

Chùa Pháp Vân có tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Tấn Việt, Giám đốc bảo tàng sâm Ngọc Linh (áo dài xanh) đang giới thiệu cho đoàn du khách TP Hồ Chí Minh xem bộ sưu tập sâm được ông thực hiện hơn 15 năm qua. "Sâm Ngọc Linh không chỉ là dược liệu mà còn là lịch sử, văn hóa của người Việt Nam. Vì vậy, sau nhiều năm nghiên cứu, tôi muốn lập bảo tàng để mọi người tìm hiểu, chiêm ngưỡng về giống sâm quý này", ông Nguyễn Tấn Việt cho biết.

Ông Nguyễn Tấn Việt, Giám đốc bảo tàng sâm Ngọc Linh (áo dài xanh) đang giới thiệu cho đoàn du khách TP Hồ Chí Minh xem bộ sưu tập sâm được ông thực hiện hơn 15 năm qua. "Sâm Ngọc Linh không chỉ là dược liệu mà còn là lịch sử, văn hóa của người Việt Nam. Vì vậy, sau nhiều năm nghiên cứu, tôi muốn lập bảo tàng để mọi người tìm hiểu, chiêm ngưỡng về giống sâm quý này", ông Nguyễn Tấn Việt cho biết.

Tại bảo tàng sâm Ngọc Linh đang trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam.

Tại bảo tàng sâm Ngọc Linh đang trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam.

Tin, chùm ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/du-lich/tp-ho-chi-minh-doc-dao-tour-tan-phu-di-la-nho-20220602083721646.htm