TP Hồ Chí Minh: Mãn nhãn chương trình nghệ thuật 'Chuyến tàu huyền thoại'

Tối 31/5, tại khu Nhà Rồng - Cảng Sài Gòn, chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Dòng sông kể chuyện' mùa 2 mang tên 'Chuyến tàu huyền thoại' đã khai màn cho Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh năm 2024. Chương trình do UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh thực hiện.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giống như một bộ phim “bom tấn” về lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh, thắp lên ngọn lửa tình yêu và tự hào về TP Hồ Chí Minh, về đất nước.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giống như một bộ phim “bom tấn” về lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh, thắp lên ngọn lửa tình yêu và tự hào về TP Hồ Chí Minh, về đất nước.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần 2, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, lịch sử hình thành của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh trong hơn 300 năm qua có dấu ấn đậm nét của những dòng sông. Trước tiên, thế hệ cha anh đã theo sông mà đến, dựng làng mở ấp, xây lũy kiến thành, lập phủ, tạo nên Gia Định, mở ra Nhà Bè, Thủ Đức, Thanh Đa… Những làng mạc, phố chợ, bến cảng sầm uất không ngừng hình thành dọc theo triền sông, dòng kênh để có một thành phố phương Nam sống động, phồn vinh, tấp nập giao thương.

Không chỉ kiến tạo nên dáng hình phố thị, hệ thống sông và kênh rạch của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh còn là nơi lưu giữ những mạch nguồn văn hóa, tình cảm gia đình, làng xóm, quê hương; là bóng cha, dáng mẹ, tiếng em thơ, là mạch nguồn để lớp lớp người con anh dũng đi theo tiếng gọi non sông; là chứng nhân của chuyến tàu huyền thoại đã đi vào trái tim mỗi con người Việt Nam. Đó là câu chuyện lịch sử diễn ra vào ngày 5/6/1911, cách đây 113 năm, “từ thành phố này Người đã ra đi” trên con tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Nhà Rồng, với ý chí sắt son quyết tìm ra con đường giải phóng dân tộc, khởi đầu cuộc hành trình bôn ba trong 3 thập kỷ.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2.

"Trong không gian của cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, những câu chuyện lịch sử đó sẽ được tái hiện trong chương trình nghệ thuật “Chuyến tàu huyền thoại”, mở đầu cho Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2024. Chương trình là sự tôn vinh và tri ân sâu sắc dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại nhân kỉ niệm 113 năm ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, là sự tưởng nhớ và biết ơn các thế hệ cha ông từ những ngày đầu khẩn hoang, kiến thiết, đấu tranh cho nền độc lập, tự do, thống nhất của dân tộc và dấn thân vì hạnh phúc của nhân dân. Chương trình cũng là thông điệp thể hiện quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố tiếp nối truyền thống yêu nước, tinh thần kiên trung, dám nghĩ, dám làm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để xây dựng TP Hồ Chí Minh anh hùng, giàu nội lực, bản lĩnh, sẵn sàng khẳng định vị thế trong thời đại mới", ông Phan Văn Mãi cho biết.

Các khán đài chật kín khán giả đến theo dõi chương trình vào tối 31/5.

Các khán đài chật kín khán giả đến theo dõi chương trình vào tối 31/5.

Theo đó, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dòng sông kể chuyện" mùa 2 - "Chuyến tàu huyền thoại” giống như một bộ phim “bom tấn” về lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh, thắp lên ngọn lửa tình yêu và tự hào về thành phố, về đất nước. Chương trình này có 5 chương: Hạ thủy, Cập bến, Ra khơi, Dậy sóng, Vươn xa. Chương trình do Lê Hải Yến làm Tổng đạo diễn, cùng sự tham gia của đạo diễn Phạm Hoàng Nam, đạo diễn âm nhạc Đức Trí, tổng biên đạo Tấn Lộc, cố vấn kỹ thuật - nghệ nhân Văn Tòng, nhà thơ Vi Thùy Linh tham gia viết lời bình…

Chương trình quy tụ hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ cùng gần 500 nhân viên, kỹ thuật, hậu trường… tham gia. Đây cũng là show diễn quy tụ đông đảo diễn viên chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng.

Chương trình quy tụ hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ cùng gần 500 nhân viên, kỹ thuật, hậu trường… tham gia. Đây cũng là show diễn quy tụ đông đảo diễn viên chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng.

Chương trình như một vở đại vũ kịch với sự kết hợp các yếu tố sân khấu hiện đại, tối tân, vừa mang tính trình diễn nghệ thuật cao, vừa khắc ghi vào trái tim người xem về một câu chuyện lịch sử của TP Hồ Chí Minh, của đất nước. Ở đó, nhiều phần trình diễn với ý tưởng độc bản, táo bạo của show diễn thực sự gây xúc động, ngỡ ngàng cho khán giả.

Các diễn viên tái hiện cuộc bãi công của hơn 1.000 công nhân Ba Son đòi tăng lương 20% và giữ chế độ nghỉ nửa giờ trong ngày lĩnh lương hằng tháng.

Các diễn viên tái hiện cuộc bãi công của hơn 1.000 công nhân Ba Son đòi tăng lương 20% và giữ chế độ nghỉ nửa giờ trong ngày lĩnh lương hằng tháng.

Trên sân khấu, diễn viên lúc ở trên bờ, lúc ở dưới sông, lúc thì trên tàu gây bất ngờ cho khán giả. Ngoài ra, với hệ thống đạo cụ phức tạp được mô phỏng chân thực, từ những nghiên cứu lịch sử kỹ lưỡng, sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố lịch sử, giải trí, nghệ thuật trình diễn cao… các nghệ sỹ cũng đã sử dụng nhiều loại hình biểu diễn như múa đương đại, jazz, hiphop, ballet… để thể hiện các nội dung các chương trong chương trình.

Hình ảnh công nhân làm việc tại công xưởng Ba Son được tái hiện hoành tráng trên sân khấu.

Hình ảnh công nhân làm việc tại công xưởng Ba Son được tái hiện hoành tráng trên sân khấu.

Trong chương trình, người xem còn bắt gặp chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp.

Trong chương trình, người xem còn bắt gặp chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp.

Trên con tàu này, chàng thanh niên Văn Ba đã xin làm phụ bếp và mang theo một hoài bão lớn lao: Tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học hỏi để về giúp nước. Một giai đoạn mới, một bước ngoặt mới mở ra trong cuộc đời chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Trên con tàu này, chàng thanh niên Văn Ba đã xin làm phụ bếp và mang theo một hoài bão lớn lao: Tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học hỏi để về giúp nước. Một giai đoạn mới, một bước ngoặt mới mở ra trong cuộc đời chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Chương trình nghệ thuật này còn tái hiện hình ảnh những người lính đặc công rừng Sác năm xưa.

Chương trình nghệ thuật này còn tái hiện hình ảnh những người lính đặc công rừng Sác năm xưa.

Các chiến sỹ đặc công rừng Sác còn nổi tiếng với những trận đánh lớn trên sông Lòng Tàu.

Các chiến sỹ đặc công rừng Sác còn nổi tiếng với những trận đánh lớn trên sông Lòng Tàu.

Hình ảnh người dân gặp lại nhau trong ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tái hiện khiến khán giả xúc động khi xem.

Hình ảnh người dân gặp lại nhau trong ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tái hiện khiến khán giả xúc động khi xem.

Chương trình kết hợp giữa yếu tố điện ảnh, âm nhạc và vũ kịch, cùng những công nghệ trình diễn hiện đại nhất hiện nay để tái hiện một câu chuyện về lịch sử đồ sộ của dân tộc.

Chương trình kết hợp giữa yếu tố điện ảnh, âm nhạc và vũ kịch, cùng những công nghệ trình diễn hiện đại nhất hiện nay để tái hiện một câu chuyện về lịch sử đồ sộ của dân tộc.

Kết thúc chương trình là màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng bằng done trên bầu trời TP Hồ Chí Minh.

Kết thúc chương trình là màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng bằng done trên bầu trời TP Hồ Chí Minh.

Chùm ảnh, tin: Mạnh Linh - Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/tp-ho-chi-minh-man-nhan-chuong-trinh-nghe-thuat-chuyen-tau-huyen-thoai-20240531215209160.htm