TP.Tân Uyên: Mạnh tay với gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả
Kinh tế TP.Tân Uyên liên tục tăng trưởng tốt trong vài năm trở lại đây và duy trì ổn định ở mức cao, trung bình đạt trên 13%. Cùng với tăng trưởng kinh tế là những vấn nạn hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt dù cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt.
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên, Trưởng ban Chỉ đạo 389 (BCĐ 389) thành phố, cho biết từ đầu năm đến nay, BCĐ 389 thành phố đã triển khai các nội dung, nhiệm vụ mà BCĐ 389 tỉnh và UBND thành phố giao. Các thành viên BCĐ 389 thành phố, UBND các xã, phường đã phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, kiểm soát, xửlý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Công tác tuyên truyền luôn được các ngành chức năng phối hợp thực hiện tốt, kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng, lĩnh vực mà dư luận quan tâm, bức xúc, ngăn chặn kịp thời vàxử lýnghiêm minh các hành vi vi phạm.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng thành phố đã kiểm tra và xửlý 256 vụ, tiền phạt và truy thu thuế hơn 9 tỷ đồng. Để có giải pháp căn cơ hơn, thời gian tới, BCĐ 389 thành phố tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về những quy định của pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xửlý các đối tượng vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại.
BCĐ 389 thành phố sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung tuyên truyền pháp luật phù hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao. Các thành viên BCĐ và UBND các xã, phường trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương để triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm đạt hiệu quả cao. Trong đó, các ngành có liên quan chủ động tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin để có kế hoạch kiểm tra đối với một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, vật tư nông nghiệp, thiết bị vật tư y tế… và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác.