TPHCM: Đường mai vàng, Phố ông đồ rực rỡ, thu hút giới trẻ

Đường mai, Phố ông đồ, khu tái hiện nấu bánh chưng, các tiểu cảnh Tết xưa... hứa hẹn là địa điểm thu hút đông đảo người dân tới tới Lễ hội Tết Việt chào đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tiếp nối hành trình 17 năm, Tết Giáp Thìn 2024, Phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên (đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP.HCM) lại tái xuất mang lại nhiều không gian cho người dân tham quan, thưởng ngoạn dịp cận Tết và Tết năm nay.

Là hoạt động thường niên nhưng năm nay Phố ông đồ được đầu tư bài bản và công phu hơn rất nhiều so với những năm trước đó.

Là hoạt động thường niên nhưng năm nay Phố ông đồ được đầu tư bài bản và công phu hơn rất nhiều so với những năm trước đó.

'Ông đồ' Nguyên Tiêu nhận định, năm nay chương trình được đầu tư hoành tráng hơn rất nhiều, số lượng ông đồ tham gia cho chữ cũng nhiều hơn các năm trước. Các gian hàng cũng nhiều hơn. Ngoài ra, các không gian trang trí, các tiểu cảnh cũng đẹp hơn, đậm chất Tết Việt hơn.

'Ông đồ' Nguyên Tiêu nhận định, năm nay chương trình được đầu tư hoành tráng hơn rất nhiều, số lượng ông đồ tham gia cho chữ cũng nhiều hơn các năm trước. Các gian hàng cũng nhiều hơn. Ngoài ra, các không gian trang trí, các tiểu cảnh cũng đẹp hơn, đậm chất Tết Việt hơn.

Chỉ với 20-50 ngàn đồng, người dân có thể có cho mình những bức thư pháp, những chiếc quạt, bao lì xì với những câu chúc, những câu đối theo mong muốn.

Chỉ với 20-50 ngàn đồng, người dân có thể có cho mình những bức thư pháp, những chiếc quạt, bao lì xì với những câu chúc, những câu đối theo mong muốn.

Theo cô Kiều Trâm, xã hội phát triển kéo theo bộ môn nghệ thuật thư pháp cũng ngày càng phát triển và được nhiều người biết tới. Thay vì trước đây khi nhắc tới thư pháp thì chỉ có người già, người lớn tuổi mới biết tới thì hiện nay có rất nhiều người trẻ đã biết tới thậm chí là có niềm đam mê với thư pháp.

Theo cô Kiều Trâm, xã hội phát triển kéo theo bộ môn nghệ thuật thư pháp cũng ngày càng phát triển và được nhiều người biết tới. Thay vì trước đây khi nhắc tới thư pháp thì chỉ có người già, người lớn tuổi mới biết tới thì hiện nay có rất nhiều người trẻ đã biết tới thậm chí là có niềm đam mê với thư pháp.

"Biết tới thư pháp từ năm 17 tuổi và năm nay là năm thứ 8 tôi tham gia cho chữ tại Nhà văn hóa Thanh niên, hoạt động này đã trở thành thói quen hàng năm của tôi. Dù công việc thời gian cuối năm của tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn quyết định xin nghỉ phép để "phục vụ" đam mê của mình", cô Kiều Trâm cho hay.

"Biết tới thư pháp từ năm 17 tuổi và năm nay là năm thứ 8 tôi tham gia cho chữ tại Nhà văn hóa Thanh niên, hoạt động này đã trở thành thói quen hàng năm của tôi. Dù công việc thời gian cuối năm của tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn quyết định xin nghỉ phép để "phục vụ" đam mê của mình", cô Kiều Trâm cho hay.

Tới đây, người dân không chỉ được cho chữ, tham quan, chụp hình mà còn có thể vui chơi, mua sắm tại các gian hàng trong khuôn viên Nhà văn hóa.

Tới đây, người dân không chỉ được cho chữ, tham quan, chụp hình mà còn có thể vui chơi, mua sắm tại các gian hàng trong khuôn viên Nhà văn hóa.

Chị Gia Hân chia sẻ: "Cuối tuần này mình sẽ về quê nghỉ Tết, hôm nay mình đã tới đây rất sớm để có thể xin chữ về tặng cho ba mẹ vào dịp cuối năm".

Chị Gia Hân chia sẻ: "Cuối tuần này mình sẽ về quê nghỉ Tết, hôm nay mình đã tới đây rất sớm để có thể xin chữ về tặng cho ba mẹ vào dịp cuối năm".

Theo các ông đồ, người dân thường tới xin chữ khoảng từ ngày 27-29/12 âm lịch. Thông thường mọi người hay xin những lời chúc tốt đẹp, những câu châm ngôn hay về cuộc sống...

Theo các ông đồ, người dân thường tới xin chữ khoảng từ ngày 27-29/12 âm lịch. Thông thường mọi người hay xin những lời chúc tốt đẹp, những câu châm ngôn hay về cuộc sống...

Ghi nhận trong ngày đầu khai mạc, "Khu Phố" đã thu hút đông đảo người dân tới tham quan và chụp hình.

Ghi nhận trong ngày đầu khai mạc, "Khu Phố" đã thu hút đông đảo người dân tới tham quan và chụp hình.

Theo dự kiến, năm nay Phố ông đồ sẽ mở từ ngày 24/1-14/2.

Phạm Thương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tphcm-duong-mai-vang-pho-ong-do-ruc-ro-thu-hut-gioi-tre-169240124222558288.htm