TQ thừa nhận sức mạnh TOS-1A Nga - thổi bay ngôi làng trong 7 giây
Truyền thông Trung Quốc đồng loạt cho rằng hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1A của Nga là thứ vũ khí vô cùng nguy hiểm, có khả năng 'hủy diệt cả một ngôi làng trong vòng 7 giây'.
Gần đây, tờ Sina (Trung Quốc) đã đăng tải bài viết khen ngợi sức mạnh hệ thống pháo phản lực hạng nặng hay là hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1A Buratino do Nga sản xuất. "Dù được đưa vào phục vụ từ 10 năm trước, nhưng nó vẫn là thứ vũ khí nguy hiểm trong thời gian dài nữa", tác giả bài báo trên Sina cho hay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo nhà báo của Sina, sức mạnh của TOS-1A là rất khủng khiếp, nó có khả năng "phá hủy cả một ngôi làng trong 7 giây". "TOS-1A thiết kế dựa trên khung gầm xe tăng và có tính cơ động cao, mỗi bệ phóng trang bị 24 quả đạn có điều khiển có thể phóng tất cả trong 7 giờ. Hiện nay, các quốc gia khác không có lý do gì để phản đối thứ vũ khí này", Sina nhận định. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sina cho rằng, lý do để hệ thống phun lửa TOS-1A ra đời là từ sau thất bại thảm hại của quân đội Nga trên đường phố Grozny, Cộng hòa Chechnya. Tuy nhiên, đúng ra thì TOS-1 đã bắt đầu sử dụng từ năm 1988 tại Afghanistan, tại nơi đó TOS-1 nguyên mẫu đã công kích chính xác các khu vực núi đá phức tạp khiến các chiến binh phiến quân bỏ chạy tán loạn, tạo điều kiện giải vây cho các đơn vị cơ giới Hồng quân. Nguồn ảnh: Wikipedia
TOS-1 sau đó còn được Quân đội Nga sử dụng trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ 2 tại làng Komsomolskoye vào tháng 3/2000 và phát huy hiệu quả thành công. "Phải nói rằng hỏa lực của TOS đã giúp đỡ rất nhiều trong việc triển khai tấn công. Độ chính xác và hiệu quả cao của loại vũ khí này được đến kết quả mà các loại vũ khí nhiệt áp khác đã bất lực", Đại tướng Gennady Nikolayevich Troshev nhận xét. Nguồn ảnh: Wikipedia
Được xếp vào hàng pháo phản lực phóng loạt, tuy vậy với việc sử dụng các đầu đạn nhiệt áp, cho nên TOS-1 hay TOS-1A còn được gọi là hệ thống phun lửa hạng nặng. Nó do Cục thiết kế Omsk Transmash thiết kế năm 1988, sản xuất từ năm 1987 với số lượng bí ẩn cho tới ngày nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
TOS-1 được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh ẩn nấp trong các công sự kiên cố, hoặc các chướng ngại vật tự nhiên (núi đá), trong các thành phố và phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải. Đáng chú ý, TOS-1 hiện không phục vụ trong pháo binh Lực lượng Vũ trang Nga, mà xuất hiện trong bộ đội phòng hóa. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Cấu hình một hệ thống TOS-1A tương đương đơn giản gồm: xe chiến đấu BM-1 đặt trên khung gầm xe tăng T-72; hai xe tiếp đạn TZM-T và đạn rocket NURS. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong đó, xe chiến đấu BM-1 trang bị giàn phóng rocket cỡ 220mm với 24 ống phóng (phiên bản TOS-1 đời đầu trang bị bệ phóng 30 ống). Hệ thống phóng tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực gồm máy tính đạn đạo, máy ngắm và khí tài đo xa laser. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đạn rocket NURS gồm hai kiểu: MO.1.01.04 và MO.1.01.04M với chiều dài lần lượt là 3,3 và 3,7m; nặng 173 và 217kg. Tầm bắn của đạn 04 là 2,7km, còn phiên bản cải tiến tăng lên 6km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hai loại đạn đều được trang bị đầu đạn kiểu nhiệt áp. Đây là loại đạn đặc biệt nguy hiểm, bởi khi nổ nó có thể tạo ra hàng loạt sóng chấn động nhiều, lâu và lớn hơn các loại vũ khí nổ sử dụng các loại thuốc nổ đặc thông thường khác. Nó rất hữu dụng trong quân sự vì khả năng gây sát thương cao cũng như công phá các công sự chắc chắn, hay phương tiện cơ giới giáp nhẹ mà bình thường sẽ phải sử dụng các loại vũ khí chuyên dụng cho sát thương hoặc công phá. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này. Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ và việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Thậm chí, sức mạnh của đạn nhiệt áp còn tương đương với vũ khí nguyên tử, nhưng không phát ra phóng xạ. Nguồn ảnh: Wikipedia