Trà Vinh: trồng dừa sáp mỗi năm lãi trên 300 triệu đồng

Trà Vinh nổi tiếng là 'thủ phủ dừa sáp' với hơn 1.100 ha dừa sáp, chủ yếu tập trung ở huyện Cầu Kè; dừa sáp cho giá trị kinh tế cao đã giúp nhiều nông dân cải thiện thu nhập.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, dừa sáp được trồng nhiều nhất ở huyện Cầu Kè (1.145,7 ha) và rải rác tại huyện Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú…

Diện tích trồng dừa sáp toàn tỉnh tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2005 diện tích trồng dừa sáp là 43 ha, đến năm 2024 tăng lên 1.277,6 ha. Song song với diện tích, sản lượng dừa sáp cũng tăng lên rất nhiều - từ 118.788 trái năm 2005 lên hơn 3,1 triệu trái trong năm 2024.

Không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng. Lớp sáp trứ danh này chính là điểm có một không hai của dừa sáp.

Không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng. Lớp sáp trứ danh này chính là điểm có một không hai của dừa sáp.

Hiện toàn tỉnh Trà Vinh đã có 36 sản phẩm OCOP từ dừa đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Ngoài ra, Hợp tác xã Dừa sáp Hòa Tân liên kết với các doanh nghiệp, nhà vườn để hằng năm cung ứng khoảng 2 triệu trái dừa sáp cho thị trường trong nước và quốc tế, nhờ đó số lượng dừa sáp được tiêu thụ tăng lên đáng kể.

Nhiều năm qua, dừa sáp là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Cầu Kè nói chung, đồng bào Khmer nói riêng. Điển hình trong những hộ gia đình có thu nhập cao từ cây dừa sáp là gia đình ông Thạch Cộng (67 tuổi) ngụ xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Dừa sáp được dùng nhiều vào chế biến thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Ngoài ra, dừa sáp còn được dùng để chế biến nhiều loại nước giải khát.

Dừa sáp được dùng nhiều vào chế biến thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Ngoài ra, dừa sáp còn được dùng để chế biến nhiều loại nước giải khát.

Gia đình ông Cộng đang có 3 ha vườn dừa sáp và 3 ha ruộng lúa.Vườn dừa sáp của ông Cộng cho trái quanh năm, trung bình mỗi cây một năm cho thu trên 100 trái. Tùy chất lượng sáp, mỗi trái dừa bán tại vườn sẽ có giá 30.000-90.000 đồng.

"Chỉ tính tiền bán dừa sáp mỗi tháng tôi thu trên 30 triệu đồng, mỗi năm trừ chi phí lãi trên 300 triệu đồng", ông Cộng cho biết.

Theo lãnh đạo UBND huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cho biết: Những năm qua, tình hình kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, phần nào nhờ vào giá trị kinh tế của dừa sáp.

Thời gian tới, Cầu Kè tiếp tục hỗ trợ liên kết giữa HTX, doanh nghiệp và các hộ dân có nguồn nguyên liệu ổn định cho các doanh nghiệp, HTX cũng như tạo đầu ra ổn định cho nhà vườn trồng dừa sáp trên địa bàn huyện, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Hiện toàn tỉnh Trà Vinh có 1.277,6 ha trồng dừa sáp, cây dừa sáp đã xuất hiện ở tỉnh này tròn 100 năm, trở thành loại cây đặc sản nổi bật nhất địa phương.

Để kỷ niệm 100 năm cây dừa sáp được trồng ở Việt Nam và mừng lễ Vu lan Thắng hội (lễ hội của người Hoa ở Trà Vinh) được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tỉnh Trà Vinh sẽ tổ chức Festival 100 năm Dừa sáp kéo dài 7 ngày (25-31/8).

Lễ hội diễn ra ở thị trấn Cầu Kè với loạt hoạt động hấp dẫn như bắn pháo hoa, liên hoan lân sư rồng, chơi trò chơi dân gian, thực hành tín ngưỡng Ông Bổn, trưng bày gian hàng trái cây đặc sản trong đó có nhiều gian hàng dừa sáp, hội thi chế biến món ăn từ dừa sáp và không gian ẩm thực, hội chợ thương mại…

Ngọc Phạm

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/tra-vinh-trong-dua-sap-moi-nam-lai-tren-300-trieu-dong.html