Trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Cho rằng Báo cáo của Chính phủ đã đánh giá đúng mức kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại như: công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế, tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn tồn đọng lớn..., đại biểu đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống hiệu quả.
Công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, xử lý tội phạm rất thuyết phục, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, tài sản tham nhũng được thu hồi chưa đạt yêu cầu. Đại biểu cho rằng tội phạm tham nhũng, tiêu cực thường là những khu vực công vụ nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực giữa người có quyền và người cần sự trợ giúp.
Cho rằng lực lượng quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực là người dân, đại biểu đề nghị cần đánh giá thêm về vai trò của người dân.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Hồng Phong, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài, vừa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Do đó, trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục tham mưu, tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật, tạo sự thông thoáng để khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, khắc phục những sơ hở, bất cập, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!