Trái đất nhận tín hiệu 'cầu vồng' từ người ngoài hành tinh?

Một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa phát hành bức ảnh 'cầu vồng' cho thấy cách chớp sóng vô tuyến lạ tiếp cận kính thiên văn mảng tần số thấp (LOFAR) của người Trái đất. Nguồn gốc của chớp sóng vô tuyến này vẫn bí ẩn.

Bức ảnh "cầu vồng" ngoài hành tinh do một nhóm vật lý thiên văn quốc tế vừa phát hành thực chất là hình ảnh quang phổ của một chớp sóng vô tuyến, tức một dạng tín hiệu radio cực mạnh tiếp cận Trái đất.

Bức ảnh "cầu vồng" ngoài hành tinh do một nhóm vật lý thiên văn quốc tế vừa phát hành thực chất là hình ảnh quang phổ của một chớp sóng vô tuyến, tức một dạng tín hiệu radio cực mạnh tiếp cận Trái đất.

Phần tín hiệu có tần số cao hơn (màu tím) tiếp cận Trái đất trước, phần có tần số thấp nhất (màu đỏ) tiếp cận sau cùng. Đây là chớp sóng vô tuyến FRB 180916.J0158 +65 được phát hiện lần đầu vào năm 2018 và đã lặp lại đến 18 lần cho đến nay.

Phần tín hiệu có tần số cao hơn (màu tím) tiếp cận Trái đất trước, phần có tần số thấp nhất (màu đỏ) tiếp cận sau cùng. Đây là chớp sóng vô tuyến FRB 180916.J0158 +65 được phát hiện lần đầu vào năm 2018 và đã lặp lại đến 18 lần cho đến nay.

Chớp sóng vô tuyến được phát hiện lần đầu vào năm 2018 nhờ kính thiên văn vô tuyến CHIME (đặt tại Canada). Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng siêu kính thiên văn LOFAR của Viện Thiên văn vô tuyến Hà Lan (ASTRON) để nghiên cứu sâu hơn về tín hiệu khác thường này.

Chớp sóng vô tuyến được phát hiện lần đầu vào năm 2018 nhờ kính thiên văn vô tuyến CHIME (đặt tại Canada). Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng siêu kính thiên văn LOFAR của Viện Thiên văn vô tuyến Hà Lan (ASTRON) để nghiên cứu sâu hơn về tín hiệu khác thường này.

Qua nghiên cứu, đây cũng là chớp sóng vô tuyến có tần số thấp nhất từng được ghi nhận, có thể xuống tới 110 MHz hoặc thậm chí là thấp hơn.

Qua nghiên cứu, đây cũng là chớp sóng vô tuyến có tần số thấp nhất từng được ghi nhận, có thể xuống tới 110 MHz hoặc thậm chí là thấp hơn.

Những nghiên cứu trước đây cho rằng phải ở tần số 300 MHz trở lên thì chớp sóng vô tuyến mới có thể phát rất xa và tiếp cận Trái đất. Nguyên nhân vì tín hiệu tần số quá thấp sẽ nhanh chóng bị các cấu trúc vũ trụ hấp thụ.

Những nghiên cứu trước đây cho rằng phải ở tần số 300 MHz trở lên thì chớp sóng vô tuyến mới có thể phát rất xa và tiếp cận Trái đất. Nguyên nhân vì tín hiệu tần số quá thấp sẽ nhanh chóng bị các cấu trúc vũ trụ hấp thụ.

Nguồn gốc của tín hiệu chớp sóng vô tuyến đặc biệt này có thể từ một vật thể bí ẩn cách chúng ta khoảng 500 triệu năm ánh sáng, thuộc một thiên hà khác.

Nguồn gốc của tín hiệu chớp sóng vô tuyến đặc biệt này có thể từ một vật thể bí ẩn cách chúng ta khoảng 500 triệu năm ánh sáng, thuộc một thiên hà khác.

Các chớp sóng vô tuyến từ nguồn phát tín hiệu này cũng có sự khác biệt ít nhiều với nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vùng xung quanh của vật thể phát ra tín hiệu phải cực kỳ trong suốt và rõ ràng.

Các chớp sóng vô tuyến từ nguồn phát tín hiệu này cũng có sự khác biệt ít nhiều với nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vùng xung quanh của vật thể phát ra tín hiệu phải cực kỳ trong suốt và rõ ràng.

Bởi nó đã đi một con đường không có chướng ngại vật nên khi tiếp cận Trái đất vẫn mạnh mẽ, không bị hấp thụ hết giữa chừng.

Bởi nó đã đi một con đường không có chướng ngại vật nên khi tiếp cận Trái đất vẫn mạnh mẽ, không bị hấp thụ hết giữa chừng.

Chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Bursts - FRBs) là sự bùng nổ năng lượng bí ẩn từ vũ trụ, chỉ phát ra trong thời lượng cực ngắn (vài phần nghìn giây), nhưng mang năng lượng bằng khoảng 10.000 năm tỏa năng lượng của Mặt Trời.

Chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Bursts - FRBs) là sự bùng nổ năng lượng bí ẩn từ vũ trụ, chỉ phát ra trong thời lượng cực ngắn (vài phần nghìn giây), nhưng mang năng lượng bằng khoảng 10.000 năm tỏa năng lượng của Mặt Trời.

Nguồn của chớp sóng vô tuyến vẫn còn là bí ẩn. Điều đáng nói, FRBs đều đến Trái Đất một cách ngẫu nhiên (vào thời gian và địa điểm ngẫu nhiên), không tuân theo quy luật nào, cộng với phương pháp quan sát cũng như công nghệ có hạn của con người, bí ẩn của FRBs vẫn khiến nhân loại điên đầu.

Nguồn của chớp sóng vô tuyến vẫn còn là bí ẩn. Điều đáng nói, FRBs đều đến Trái Đất một cách ngẫu nhiên (vào thời gian và địa điểm ngẫu nhiên), không tuân theo quy luật nào, cộng với phương pháp quan sát cũng như công nghệ có hạn của con người, bí ẩn của FRBs vẫn khiến nhân loại điên đầu.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng dạng tín hiệu này có thể tạo ra bởi vụ nổ siêu tân tinh, vụ va chạm sau neutron hay thậm chí là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài hành tinh.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng dạng tín hiệu này có thể tạo ra bởi vụ nổ siêu tân tinh, vụ va chạm sau neutron hay thậm chí là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài hành tinh.

Giới khoa học đang hy vọng sẽ sớm giải mã được "thông điệp" có thể của người ngoài hành tinh muốn "nhắn nhủ" đến loài người chúng ta.

Giới khoa học đang hy vọng sẽ sớm giải mã được "thông điệp" có thể của người ngoài hành tinh muốn "nhắn nhủ" đến loài người chúng ta.

Mời các bãn em video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/trai-dat-nhan-tin-hieu-cau-vong-tu-nguoi-ngoai-hanh-tinh-1527788.html