Trai làng giả gái gieo hạt tại lễ hội trâu bò rơm rạ tỉnh Vĩnh Phúc

Hằng năm, cứ vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên Đán, ngươìn dân hai làng Bích Đại và Đồng Vệ (xã Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại lại háo hức đón chờ lễ hội trâu rơm bò rạ truyền thống lâu đời.

Sáng 28/1 (Tức mùng 4 Tết Canh Tý), người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức đi xem lễ hội cày bừa ngày xuân khởi động cho mùa lao động mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Sáng 28/1 (Tức mùng 4 Tết Canh Tý), người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức đi xem lễ hội cày bừa ngày xuân khởi động cho mùa lao động mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Múa trình diễn trâu rơm bò rạ là lễ hội đã có từ lâu đời ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Múa trình diễn trâu rơm bò rạ là lễ hội đã có từ lâu đời ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hằng năm, cứ mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên Đán hơn 20 con trâu, bò làm bằng rơm rạ đến từ 4 tổ của 2 làng Đồng Vệ và Bích Đại lại tập trung tại miếu để khởi động năm mới với Lễ hội “Trâu rơm bò rạ”. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hằng năm, cứ mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên Đán hơn 20 con trâu, bò làm bằng rơm rạ đến từ 4 tổ của 2 làng Đồng Vệ và Bích Đại lại tập trung tại miếu để khởi động năm mới với Lễ hội “Trâu rơm bò rạ”. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tuy là hai làng nhưng Bích Đại và Đồng Vệ cùng chung đình, chung đám, chung một lễ hội truyền thống. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tuy là hai làng nhưng Bích Đại và Đồng Vệ cùng chung đình, chung đám, chung một lễ hội truyền thống. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cả hai làng cùng thờ Đinh Thiên Tích - vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cả hai làng cùng thờ Đinh Thiên Tích - vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tương truyền, sau khi dẹp xong giặc Ân, Đinh Thiên Tích đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tương truyền, sau khi dẹp xong giặc Ân, Đinh Thiên Tích đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Vị tướng giỏi của vua Hùng đã bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày toàn dân xuống đồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Vị tướng giỏi của vua Hùng đã bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày toàn dân xuống đồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nhân dân làng Bích Đại đã xây dựng một ngôi đình để thờ phụng tướng quân Đinh Thiên Tích và trò trâu rơm bò rạ vẫn được lưu giữ, trở thành một nét văn hóa nổi bật của mỗi kì hội làng để tưởng nhớ đến ông. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nhân dân làng Bích Đại đã xây dựng một ngôi đình để thờ phụng tướng quân Đinh Thiên Tích và trò trâu rơm bò rạ vẫn được lưu giữ, trở thành một nét văn hóa nổi bật của mỗi kì hội làng để tưởng nhớ đến ông. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Rơm rạ đã được chuẩn bị từ mùa gặt năm trước và bện thành trâu, bò vào dịp cuối năm. Trâu rơm, bò rạ được buộc theo một cái cày đã tháo lưỡi. Một người đàn ông sẽ đóng vai trâu, bò, một người đàn ông khác cầm cày đi sau. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Rơm rạ đã được chuẩn bị từ mùa gặt năm trước và bện thành trâu, bò vào dịp cuối năm. Trâu rơm, bò rạ được buộc theo một cái cày đã tháo lưỡi. Một người đàn ông sẽ đóng vai trâu, bò, một người đàn ông khác cầm cày đi sau. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nổi bật là màn trưng bày tại sân đình những con trâu được tết khéo léo bằng những sợi rơm vàng từ những vụ lúa trước đó. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nổi bật là màn trưng bày tại sân đình những con trâu được tết khéo léo bằng những sợi rơm vàng từ những vụ lúa trước đó. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo lời kể của các cụ già trong làng, vào ngày mùng 4 mùng 5 Tết Nguyên Đán, mỗi nhà có trâu, không có người mất, phải chuẩn bị một con trâu, bò bằng rơm, rạ đem ra sân đình làm lễ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo lời kể của các cụ già trong làng, vào ngày mùng 4 mùng 5 Tết Nguyên Đán, mỗi nhà có trâu, không có người mất, phải chuẩn bị một con trâu, bò bằng rơm, rạ đem ra sân đình làm lễ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trò trình diễn trâu bò rơm rạ được người dân nơi đây gìn giữ hàng trăm năm qua. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trò trình diễn trâu bò rơm rạ được người dân nơi đây gìn giữ hàng trăm năm qua. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Với mục đích là trình bày, giới thiệu về nghề canh nông - một nghề chính và lâu đời của làng, trò trình diễn trâu rơm bò rạ thể hiện nguyện vọng của người dân cầu mong sự bảo trợ, phù hộ của thần linh để cây cối tốt tươi, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Với mục đích là trình bày, giới thiệu về nghề canh nông - một nghề chính và lâu đời của làng, trò trình diễn trâu rơm bò rạ thể hiện nguyện vọng của người dân cầu mong sự bảo trợ, phù hộ của thần linh để cây cối tốt tươi, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

Không chỉ trình diễn trâu rơm bò rạ, hai làng Bích Đại và Đồng Vệ còn có trò trình tứ dân chi nghiệp với các vai: nông dân, thầy đồ và học trò, thợ mộc, lái buôn tượng trưng cho bốn tầng lớp trong xã hội: sĩ, nông, công, thương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Không chỉ trình diễn trâu rơm bò rạ, hai làng Bích Đại và Đồng Vệ còn có trò trình tứ dân chi nghiệp với các vai: nông dân, thầy đồ và học trò, thợ mộc, lái buôn tượng trưng cho bốn tầng lớp trong xã hội: sĩ, nông, công, thương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Những người phụ nữ trình diễn lại phong tục gieo mạ, cấy lúa nhân dịp đầu năm mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Những người phụ nữ trình diễn lại phong tục gieo mạ, cấy lúa nhân dịp đầu năm mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nhờ sự độc đáo và đặc sắc, ngày hội làng thường thu hút rất đông khách thập phương đến dự. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nhờ sự độc đáo và đặc sắc, ngày hội làng thường thu hút rất đông khách thập phương đến dự. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/trai-lang-gia-gai-gieo-hat-tai-le-hoi-trau-bo-rom-ra-tinh-vinh-phuc/620270.vnp