Trai làng Thúy Lĩnh, Hà Nội so tài đọ sức trong lễ hội vật cầu đầu năm

Theo thông lệ đầu xuân năm mới, cứ đến mùng 5 và 6 Tết hàng năm, trai tráng trong làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại hào hứng trổ tài với lễ hội vật cầu cổ truyền tại đình làng.

Sau 2 năm tạm dừng vì Covid-19, làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai mở hội vật cầu cổ truyền vào chiều mùng 5 Tết.

Sau 2 năm tạm dừng vì Covid-19, làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai mở hội vật cầu cổ truyền vào chiều mùng 5 Tết.

Theo các cụ cao niên trong làng, cội nguồn của lễ hội vật cầu có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072).

Theo các cụ cao niên trong làng, cội nguồn của lễ hội vật cầu có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072).

Tích xưa kể rằng, khi đó người con trai thứ 4 của vua là Thái tử Linh Lang thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.

Tích xưa kể rằng, khi đó người con trai thứ 4 của vua là Thái tử Linh Lang thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.

Để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương (tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông) người dân tại đây đã tổ chức Lễ hội vật cầu đầu xuân.

Để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương (tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông) người dân tại đây đã tổ chức Lễ hội vật cầu đầu xuân.

Đây là lễ hội đã có từ hàng trăm năm, được truyền từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay.

Đây là lễ hội đã có từ hàng trăm năm, được truyền từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay.

Lễ hội được người dân ở đây coi là môn thể thao rèn luyện cả trí và lực, mang tính hợp đồng mưu lược rất rõ, có đầy đủ nội dung.

Lễ hội được người dân ở đây coi là môn thể thao rèn luyện cả trí và lực, mang tính hợp đồng mưu lược rất rõ, có đầy đủ nội dung.

Tham dự hội vật cầu chủ yếu là những thanh niên khỏe mạnh trong làng.

Tham dự hội vật cầu chủ yếu là những thanh niên khỏe mạnh trong làng.

Có 8 người, phân làm 4 đội chơi cùng nhau vật lộn tranh quả cầu làm bằng cao su nặng đến đến gần 20 kg, trước đây quả cầu được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng.

Có 8 người, phân làm 4 đội chơi cùng nhau vật lộn tranh quả cầu làm bằng cao su nặng đến đến gần 20 kg, trước đây quả cầu được làm bằng gỗ và sơn son thếp vàng.

Tham gia vật cầu là những trai tráng 18 đến 20 tuổi, mặc quần trắng, thắt lưng dải lụa nhiều màu, để mình trần tượng trưng cho 8 ông mãnh hổ cướp bóng, cướp cầu.

Tham gia vật cầu là những trai tráng 18 đến 20 tuổi, mặc quần trắng, thắt lưng dải lụa nhiều màu, để mình trần tượng trưng cho 8 ông mãnh hổ cướp bóng, cướp cầu.

Khi cướp được cầu, người chơi phải nhanh chân bỏ vào hố của đội mình để ghi điểm.

Khi cướp được cầu, người chơi phải nhanh chân bỏ vào hố của đội mình để ghi điểm.

Trước các trận đấu chính sẽ diễn ra các trận của lứa tuổi U12 và U17 để thêm phần sôi động cho ngày lễ hội vật cầu của làng.

Trước các trận đấu chính sẽ diễn ra các trận của lứa tuổi U12 và U17 để thêm phần sôi động cho ngày lễ hội vật cầu của làng.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/trai-lang-thuy-linh-ha-noi-so-tai-do-suc-trong-le-hoi-vat-cau-dau-nam-20230126215017226.htm