Trại rắn rộng 2.000 mét vuông mỗi năm xuất chuồng 7 tấn ở Hải Phòng

Trang trại rắn độc rộng hơn 2.000 m2 của chị Nguyễn Thị Hà và chồng Đinh Văn Long ở phường Chu Văn An, TP Hải Phòng, hiện có khoảng 3.000 rắn bố mẹ, mỗi năm cung cấp 7 tấn rắn thịt, cùng hàng trăm nghìn trứng và con non ra thị trường.

 Trang trại rắn độc hơn 2.000 m2 của chị Nguyễn Thị Hà có khoảng 3.000 rắn bố mẹ

Trang trại rắn độc hơn 2.000 m2 của chị Nguyễn Thị Hà có khoảng 3.000 rắn bố mẹ

Trang trại rắn rộng hơn 2.000 m2 của chị Hà, 45 tuổi và anh Long, 47 tuổi, ở phường Chu Văn An được chia thành 4 khu chính, xây sát nơi ở để tiện chăm sóc. Nơi đây đang nuôi hơn 3.000 con rắn hổ mang và hổ trâu bố mẹ theo kiểu chuồng trệt, mỗi ô một con, chưa tính rắn non và rắn thành phẩm được bố trí ở 20 chuồng quây riêng biệt

Trang trại rắn rộng hơn 2.000 m2 của chị Hà, 45 tuổi và anh Long, 47 tuổi, ở phường Chu Văn An được chia thành 4 khu chính, xây sát nơi ở để tiện chăm sóc. Nơi đây đang nuôi hơn 3.000 con rắn hổ mang và hổ trâu bố mẹ theo kiểu chuồng trệt, mỗi ô một con, chưa tính rắn non và rắn thành phẩm được bố trí ở 20 chuồng quây riêng biệt

Chị Hà là dân làng rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cũ). Anh Long, từng buôn bán rắn, sau bén duyên với vợ do chung nghề. Họ kết hôn năm 2000 và về quê chồng ở Hải Dương (cũ) lập nghiệp với khoảng 100 con rắn bố mẹ, chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc.Thời gian đầu, diện tích đất hẹp, vợ chồng chị Hà nuôi rắn trong các hang tầng xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, mô hình này tiềm ẩn nhiều rủi ro, như dễ nhiễm bệnh, ngoại hình không bóng đẹp bằng nuôi sát đất do đặc tính ưa ẩm của loài này. Năm 2015, họ chuyển hoàn toàn sang nuôi rắn trong hang trệt (xây thành các ô đặt sát mặt đất, mỗi chuồng một con)

Chị Hà là dân làng rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (cũ). Anh Long, từng buôn bán rắn, sau bén duyên với vợ do chung nghề. Họ kết hôn năm 2000 và về quê chồng ở Hải Dương (cũ) lập nghiệp với khoảng 100 con rắn bố mẹ, chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc.Thời gian đầu, diện tích đất hẹp, vợ chồng chị Hà nuôi rắn trong các hang tầng xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, mô hình này tiềm ẩn nhiều rủi ro, như dễ nhiễm bệnh, ngoại hình không bóng đẹp bằng nuôi sát đất do đặc tính ưa ẩm của loài này. Năm 2015, họ chuyển hoàn toàn sang nuôi rắn trong hang trệt (xây thành các ô đặt sát mặt đất, mỗi chuồng một con)

"Công việc chăm sóc hàng nghìn con rắn hổ mang, hổ trâu đòi hỏi vợ chồng tôi làm việc từ sáng đến tối, từ cho ăn, kiểm tra rắn đẻ, dọn chuồng, sơ chế thức ăn đến ấp trứng, bởi không thuê nhân công", chị Hà nói. Như khu nuôi rắn hổ mang bên trên đa phần là nuôi nhốt con đực. Do đã cho ăn hôm trước, nay vợ chồng chị Hà chỉ đến kiểm tra chuồng, vệ sinh, đồng thời theo dõi và thăm khám các cá thể có dấu hiệu bị bệnh, bỏ ăn

"Công việc chăm sóc hàng nghìn con rắn hổ mang, hổ trâu đòi hỏi vợ chồng tôi làm việc từ sáng đến tối, từ cho ăn, kiểm tra rắn đẻ, dọn chuồng, sơ chế thức ăn đến ấp trứng, bởi không thuê nhân công", chị Hà nói. Như khu nuôi rắn hổ mang bên trên đa phần là nuôi nhốt con đực. Do đã cho ăn hôm trước, nay vợ chồng chị Hà chỉ đến kiểm tra chuồng, vệ sinh, đồng thời theo dõi và thăm khám các cá thể có dấu hiệu bị bệnh, bỏ ăn

Cạnh khu vực nuôi rắn đực, không gian rộng khoảng 700 m2 cũng là nơi nuôi gần 2.000 con rắn hổ mang, hổ trâu cái đang trong giai đoạn sinh sản.Theo lịch, nay đến ngày cho rắn cái ăn. Theo chủ trang trại, nuôi rắn không phải cho ăn hàng ngày. 4 khu nuôi nhốt được cho ăn luân phiên, mỗi ngày chuẩn bị thức ăn cho một bên.Để đủ thức ăn, họ xây kho đông lạnh dự trữ hàng chục tấn gà con loại thải đã làm sạch, ếch, trứng gà, đầu gà. Khẩu phần ăn được điều chỉnh tùy giai đoạn phát triển. Hiện số lượng rắn trong trang trại ít hơn mọi năm, mỗi tháng đàn rắn tiêu thụ hơn 4,2 tấn thức ăn.

Cạnh khu vực nuôi rắn đực, không gian rộng khoảng 700 m2 cũng là nơi nuôi gần 2.000 con rắn hổ mang, hổ trâu cái đang trong giai đoạn sinh sản.Theo lịch, nay đến ngày cho rắn cái ăn. Theo chủ trang trại, nuôi rắn không phải cho ăn hàng ngày. 4 khu nuôi nhốt được cho ăn luân phiên, mỗi ngày chuẩn bị thức ăn cho một bên.Để đủ thức ăn, họ xây kho đông lạnh dự trữ hàng chục tấn gà con loại thải đã làm sạch, ếch, trứng gà, đầu gà. Khẩu phần ăn được điều chỉnh tùy giai đoạn phát triển. Hiện số lượng rắn trong trang trại ít hơn mọi năm, mỗi tháng đàn rắn tiêu thụ hơn 4,2 tấn thức ăn.

Mỗi khay thức ăn đều được trộn thêm thuốc tăng sức đề kháng để phòng các bệnh hô hấp, tiêu hóa thường gặp ở rắn. Rắn bố mẹ nuôi riêng từng chuồng có khẩu phần riêng. Rắn non vài tháng tuổi nuôi chung, thức ăn được xay nhỏ trộn thuốc để tránh bị hóc. "Dù nuôi số lượng lớn, tôi vẫn nhớ hết đặc điểm từng con, con nào hung dữ cần đề phòng. Nhìn dáng nằm, phân hay bụng rắn cũng có thể đoán được sức khỏe, hoặc con nào sắp đẻ để chuẩn bị ổ", chị Hà kể

Mỗi khay thức ăn đều được trộn thêm thuốc tăng sức đề kháng để phòng các bệnh hô hấp, tiêu hóa thường gặp ở rắn. Rắn bố mẹ nuôi riêng từng chuồng có khẩu phần riêng. Rắn non vài tháng tuổi nuôi chung, thức ăn được xay nhỏ trộn thuốc để tránh bị hóc. "Dù nuôi số lượng lớn, tôi vẫn nhớ hết đặc điểm từng con, con nào hung dữ cần đề phòng. Nhìn dáng nằm, phân hay bụng rắn cũng có thể đoán được sức khỏe, hoặc con nào sắp đẻ để chuẩn bị ổ", chị Hà kể

Mỗi hang trệt được xây dựng theo kích thước 30x60x30 cm, luôn được vệ sinh sạch sẽ, luôn theo dõi nhiệt độ, độ ẩm để con vật có môi trường sống tốt nhất

Mỗi hang trệt được xây dựng theo kích thước 30x60x30 cm, luôn được vệ sinh sạch sẽ, luôn theo dõi nhiệt độ, độ ẩm để con vật có môi trường sống tốt nhất

27 năm theo nghề, anh Long, chồng chị Hà, nói nuôi rắn hang trệt an toàn, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Nếu sơ suất, con vật có thể bất ngờ lao ra tấn công hoặc bắn nọc độc khi mở cửa cho ăn. Bản thân anh từng bị rắn hổ mang cắn sượt qua tay, phải đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị vài tuần. Từ một hộ nuôi nhỏ lẻ, trang trại của gia đình chị Hà hiện có quy mô lớn nhất tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương (cũ), vượt hơn 20 hộ dân còn giữ nghề nuôi rắn truyền thống nổi danh ở phường Cộng Hòa (cũ). Đại diện UBND phường Chí Minh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương (cũ) xác nhận, hộ gia đình anh Long - chị Hà là hộ duy nhất nuôi rắn quy mô lớn trên địa bàn. Trang trại được cấp phép đầy đủ, Cục Kiểm lâm đều đặn kiểm tra hoạt động và thống kê số lượng cá thể rắn hàng năm.

27 năm theo nghề, anh Long, chồng chị Hà, nói nuôi rắn hang trệt an toàn, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Nếu sơ suất, con vật có thể bất ngờ lao ra tấn công hoặc bắn nọc độc khi mở cửa cho ăn. Bản thân anh từng bị rắn hổ mang cắn sượt qua tay, phải đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị vài tuần. Từ một hộ nuôi nhỏ lẻ, trang trại của gia đình chị Hà hiện có quy mô lớn nhất tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương (cũ), vượt hơn 20 hộ dân còn giữ nghề nuôi rắn truyền thống nổi danh ở phường Cộng Hòa (cũ). Đại diện UBND phường Chí Minh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương (cũ) xác nhận, hộ gia đình anh Long - chị Hà là hộ duy nhất nuôi rắn quy mô lớn trên địa bàn. Trang trại được cấp phép đầy đủ, Cục Kiểm lâm đều đặn kiểm tra hoạt động và thống kê số lượng cá thể rắn hàng năm.

Bên cạnh cho ăn, kiểm tra sức khỏe, công đoạn theo dõi quá trình sinh sản của rắn cái rất quan trọng. Với những con cái sắp đẻ sẽ được bắt ra kiểm tra, đến ngày sắp đẻ sẽ được người nuôi chuyển ra chuồng riêng, có lót rơm và miếng lưới sạch, có kiểm soát chế độ ăn

Bên cạnh cho ăn, kiểm tra sức khỏe, công đoạn theo dõi quá trình sinh sản của rắn cái rất quan trọng. Với những con cái sắp đẻ sẽ được bắt ra kiểm tra, đến ngày sắp đẻ sẽ được người nuôi chuyển ra chuồng riêng, có lót rơm và miếng lưới sạch, có kiểm soát chế độ ăn

Trứng rắn sau khi đẻ, nếu đạt chuẩn (kết dính thành chùm, soi đèn thấy tia máu) sẽ được chuyển đến khu vùi trong cát ẩm, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Trung bình sau 55-60 ngày trứng sẽ nở. Mỗi năm, rắn hổ trâu đẻ 2-3 lứa (15-20 trứng/lứa), rắn hổ mang đẻ 1 lứa (20-40 trứng/lứa). Trang trại cung cấp hàng trăm nghìn quả trứng ra thị trường mỗi năm, chưa kể con non ấp nở thành công

Trứng rắn sau khi đẻ, nếu đạt chuẩn (kết dính thành chùm, soi đèn thấy tia máu) sẽ được chuyển đến khu vùi trong cát ẩm, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Trung bình sau 55-60 ngày trứng sẽ nở. Mỗi năm, rắn hổ trâu đẻ 2-3 lứa (15-20 trứng/lứa), rắn hổ mang đẻ 1 lứa (20-40 trứng/lứa). Trang trại cung cấp hàng trăm nghìn quả trứng ra thị trường mỗi năm, chưa kể con non ấp nở thành công

Sau khi nở, rắn non được đưa ra chuồng nuôi nhốt riêng, mỗi chuồng 30-50 con non. Do rắn ưa ẩm, không thích ánh sáng, vợ chồng chị Hà phải kê gỗ, phủ chăn, đảm bảo đủ độ ẩm. "Nay bắt đầu nắng nóng, rắn thường rúc dưới các ván gỗ ẩm, chỉ vào mùa lạnh mới bò lên trên. Mà loài này trườn nhanh, muốn bắt phải nhanh tay", chị Hà nói.

Sau khi nở, rắn non được đưa ra chuồng nuôi nhốt riêng, mỗi chuồng 30-50 con non. Do rắn ưa ẩm, không thích ánh sáng, vợ chồng chị Hà phải kê gỗ, phủ chăn, đảm bảo đủ độ ẩm. "Nay bắt đầu nắng nóng, rắn thường rúc dưới các ván gỗ ẩm, chỉ vào mùa lạnh mới bò lên trên. Mà loài này trườn nhanh, muốn bắt phải nhanh tay", chị Hà nói.

Bên cạnh trứng và con giống, trang trại của chị Hà xuất bán 5-7 tấn rắn hổ mang, hổ trâu thương phẩm mỗi năm, có năm cao điểm lên đến gần 10 tấn. Giá bán dao động 500.000-700.000 đồng/kg tùy thời điểm. Rắn nuôi khoảng 2 năm, dài 1,4 m, nặng 1,5-2,5 kg là có thể xuất chuồng, lúc này rắn cái cũng bắt đầu vào kỳ sinh sản. Như con rắn hổ trâu trong ảnh được gần 2 năm tuổi, chuẩn bị được xuất chuồng. "Nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng bán hết rắn thịt, vì cần giữ lại rắn bố mẹ để duy trì giống và sản lượng trứng", chị Hà nói. Gần 30 năm theo nghề, chị Hà thừa nhận có những lúc nản lòng muốn bỏ vì thu nhập bấp bênh, giá cả phụ thuộc thương lái. "Nhưng nghề này đã gắn bó, giúp gia đình có thu nhập nuôi 3 con ăn học nên khó mà từ bỏ", chị tâm sự. Khi rảnh rỗi, chị Hà thường quay video giới thiệu trại rắn hoặc chơi đùa với rắn hổ trâu (loài không có nọc độc) đăng lên mạng xã hội để giải tỏa căng thẳng và kết nối với những người cùng sở thích. "Qua mạng xã hội, những người nuôi rắn như chúng tôi có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhiều hơn", chị Hà nói.

Bên cạnh trứng và con giống, trang trại của chị Hà xuất bán 5-7 tấn rắn hổ mang, hổ trâu thương phẩm mỗi năm, có năm cao điểm lên đến gần 10 tấn. Giá bán dao động 500.000-700.000 đồng/kg tùy thời điểm. Rắn nuôi khoảng 2 năm, dài 1,4 m, nặng 1,5-2,5 kg là có thể xuất chuồng, lúc này rắn cái cũng bắt đầu vào kỳ sinh sản. Như con rắn hổ trâu trong ảnh được gần 2 năm tuổi, chuẩn bị được xuất chuồng. "Nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng bán hết rắn thịt, vì cần giữ lại rắn bố mẹ để duy trì giống và sản lượng trứng", chị Hà nói. Gần 30 năm theo nghề, chị Hà thừa nhận có những lúc nản lòng muốn bỏ vì thu nhập bấp bênh, giá cả phụ thuộc thương lái. "Nhưng nghề này đã gắn bó, giúp gia đình có thu nhập nuôi 3 con ăn học nên khó mà từ bỏ", chị tâm sự. Khi rảnh rỗi, chị Hà thường quay video giới thiệu trại rắn hoặc chơi đùa với rắn hổ trâu (loài không có nọc độc) đăng lên mạng xã hội để giải tỏa căng thẳng và kết nối với những người cùng sở thích. "Qua mạng xã hội, những người nuôi rắn như chúng tôi có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhiều hơn", chị Hà nói.

Bài, ảnh: Nguyễn Thanh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/trai-ran-rong-2000-met-vuong-moi-nam-xuat-chuong-7-tan-o-hai-phong-20250709173131994.htm