Trái tim nhân tạo trong con chip
Để hỗ trợ điều trị bệnh tim, mới đây, các chuyên gia ở Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đã phát triển thành công trái tim nhân tạo dạng chip hay thiết bị 'tim trên chip', gọi tắt là HOC.
HOC mô phỏng sự tương tác của các tế bào tim người, có thể được sử dụng để nghiên cứu bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Theo NIST, do mô phỏng các mạch máu trong tim, HOC có vỏ trong suốt hoặc bán trong suốt và khi nhìn vào bên trong nên có thể thấy chất lỏng chạy qua các kênh nhỏ nối với nhau như dòng nước.
Không giống như các mô hình tim trong chip hiện có, các tế bào trong mô hình NIST mới có thể được sắp xếp để chúng có thể giao tiếp với nhau thông qua các phân tử, giúp đánh giá cách các tế bào tim này hoạt động trong điều kiện bình thường và do căng thẳng gây ra.
Từ lâu, các thí nghiệm tim mạch truyền thống thường sử dụng trên chuột và khỉ nên không chính xác. Nay HOC thay thế, có độ chính xác hơn để phát triển thuốc nhanh, an toàn hơn và chính xác hơn, vì 90% các loại thuốc ứng cử viên hiện không thành công khi thử nghiệm lâm sàng ở người.
Mô hình tim trong chip rất thiết thực và hiệu quả cho việc nghiên cứu cách thức tim lành lại sau chấn thương và các dạng bệnh tim có liên quan, thậm chí còn được gửi lên vũ trụ để nghiên cứu tác động của vi trọng lực lên trái tim.
Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/trai-tim-nhan-tao-trong-con-chip-20240229143813222.htm