Trăm người tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích cuối cùng vụ sạt lở đèo Bảo Lộc

Sáng 31/7, hàng trăm người thuộc các lực lượng công an, quân đội, đơn vị quản lý đường bộ thuộc Bộ GTVT tiếp tục tìm kiếm nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở nghiêm trọng ở đèo Bảo Lộc.

Từ 7h sáng, công tác tìm kiếm nạn nhân còn lại trong vụ sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) được các lực lượng chức năng triển khai trở lại.

Trước đó, 3h sáng cùng ngày, công tác cứu nạn cứu hộ phải tạm dừng do ảnh hưởng của mưa lớn. Thời điểm này, lực lượng chức năng đã tìm thấy được 3 thi thể nạn nhân bị sạt lở sau 12 giờ dầm mình trong mưa.

Sáng 31/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra công tác cứu nạn cứu hộ, khắc phục sự cố sạt lở đèo Bảo Lộc

Sáng 31/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra công tác cứu nạn cứu hộ, khắc phục sự cố sạt lở đèo Bảo Lộc

Ở khu vực sạt lở, sáng 31/7 trời mưa. Nhiều lực lượng cùng hàng loạt máy móc được huy động tới hiện trường tìm người còn kẹt. Hàng tấn đất đá được múc lên, đưa ra khỏi vị trí sạt lở.

Phó chủ tịch UBND Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc trực tiếp tại hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm. Ông yêu cầu các đơn vị dốc sức, nỗ lực tìm người, rà soát an toàn xung quanh khu vực.

Như VietNamNet đưa tin, khoảng 14h30 ngày 30/7, nhận được thông tin khu vực chốt đèo Bảo Lộc có hiện tượng sạt lở nên một số cán bộ, chiến sĩ thuộc Trạm CSGT Madagui đang tuần tra kiểm soát đã trở về chốt để cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị. Bất ngờ, lượng đất đá lớn đổ xuống vùi lấp 3 cán bộ, chiến sĩ và 1 người dân.

Sau khi xảy ra sự việc, hàng trăm lực lượng thuộc lực lượng công an, quân đội, Bộ GTVT cùng hàng chục loại phương tiện chuyên dụng được điều động tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó, lực lượng công an cũng sử dụng chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm các nạn nhân.

Sau gần 6 giờ triển khai các phương án tìm kiếm, hồi 20h (ngày 30/7), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể không nguyên vẹn của 3 chiến sỹ công an. Sau đó, lực lượng y tế đã đưa thi thể các nạn nhân về nhà vĩnh biệt Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng).

Theo Đại tá Trương Minh Đương, giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, các chiến sĩ này sau khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giải phóng hiện trường vụ sạt lở vào trưa cùng ngày trên đèo Bảo Lộc thì trở về chốt đèo Bảo Lộc ăn cơm. Tuy nhiên, khi đang cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị trước chốt đèo thì sạt lở đất xảy ra.

Khu vực sạt lở, đất đá vẫn còn ngổn ngang, khỏa lấp mặt đường Quốc lộ 20

Khu vực sạt lở, đất đá vẫn còn ngổn ngang, khỏa lấp mặt đường Quốc lộ 20

Quá trình cứu hộ, cứu nạn xuyên đêm, các lực lượng cũng tìm thấy nhiều phương tiện như xe cứu hộ, xe ô tô con bị vùi lấp, hư hỏng trong đống đổ nát.

Quá trình cứu hộ, cứu nạn xuyên đêm, các lực lượng cũng tìm thấy nhiều phương tiện như xe cứu hộ, xe ô tô con bị vùi lấp, hư hỏng trong đống đổ nát.

Đường đèo tại hiện trường sạt lở đã cơ bản được khai thông nhưng hàng ngàn tấn đất, đá phía chân đèo bên cạnh đỉnh đồi vẫn còn ngổn ngang. Máy đào, máy xúc vẫn liên tục giải phóng hiện trường.

Đường đèo tại hiện trường sạt lở đã cơ bản được khai thông nhưng hàng ngàn tấn đất, đá phía chân đèo bên cạnh đỉnh đồi vẫn còn ngổn ngang. Máy đào, máy xúc vẫn liên tục giải phóng hiện trường.

Lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt khu vực sạt lở.

Lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt khu vực sạt lở.

Dự báo hôm nay, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Tổng lượng mưa dự báo có nơi hơn 100mm/24h.

Dự báo hôm nay, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Tổng lượng mưa dự báo có nơi hơn 100mm/24h.

Google map tiếp tục cảnh báo khu vực sạt lở trên đèo Bảo Lộc không thể lưu thông. Đèo Bảo Lộc dài 10km trên quốc lộ 20 nối huyện Đạ Huoai và TP Bảo Lộc. Đèo ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, với hơn 100 khúc cua, là một trong những đèo hiểm trở nhất Việt Nam.

Google map tiếp tục cảnh báo khu vực sạt lở trên đèo Bảo Lộc không thể lưu thông. Đèo Bảo Lộc dài 10km trên quốc lộ 20 nối huyện Đạ Huoai và TP Bảo Lộc. Đèo ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, với hơn 100 khúc cua, là một trong những đèo hiểm trở nhất Việt Nam.

Sáng nay, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có báo cáo nhanh về tình hình thiên tai, thiệt hại do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, từ đêm ngày 29/7 đến chiều ngày 30/7 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tình hình mưa to gây ngập úng, sạt lở ở nhiều vị trí. Có 2 vụ sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc; trong đó, có 1 vụ sạt lở đất nghiêm trọng làm 3 người chết, 1 người mất tích, giao thông đèo Bảo Lộc bị chia cắt hoàn toàn và hiện chưa được khôi phục. Các phương tiện giao thông được hướng dẫn để di chuyển theo hướng đèo con Ó qua huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.

Đối với khu vực sạt lở đèo Bảo Lộc, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Công an tỉnh cùng các lực lượng của TP Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác ứng phó sự cố sạt lở, tìm kiếm cứu người bị nạn; khẩn trương, tích cực giải tỏa khối lượng đất đá sạt lở và tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp; đồng thời, tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tram-nguoi-tiep-tuc-tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-vu-sat-lo-deo-bao-loc-2171415.html