Trận công thành khốn khổ nhất trong lịch sử đế chế Ottoman

Dù chiến thắng trong trận vây pháo đài Szigetvár, người Ottoman đã phải trả giá rất đắt. Suleiman Đại đế đã chết vì bệnh trước khi cuộc chiến kết thúc. Tổn thất của quân Ottoman rất lớn nên họ buộc phải từ bò giấc mộng thôn tính châu Âu.

Suleiman Đại đế (1494-1566) một trong những vị hoàng đế lỗi lạc nhất của đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng như toàn châu Âu. Sự nghiệp lẫy lừng của ông đã kết thúc trong một cuộc chiến hết sức nhọc nhằn, đó là trận vây pháo đài Szigetvár của đế chế La Mã Thần thánh năm 1566.

Suleiman Đại đế (1494-1566) một trong những vị hoàng đế lỗi lạc nhất của đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng như toàn châu Âu. Sự nghiệp lẫy lừng của ông đã kết thúc trong một cuộc chiến hết sức nhọc nhằn, đó là trận vây pháo đài Szigetvár của đế chế La Mã Thần thánh năm 1566.

Đế chế La Mã Thần thánh (Holy Roman) là tên của một đế quốc tồn tại ở châu Âu từ năm 962-1806. Lãnh thổ đế chế này từng bao trùm trên dưới 10 nước châu Âu hiện tại. Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, đế chế La Mã Thần thánh đã trở thành đối tượng xâm lược của Suleiman Đại đế.

Đế chế La Mã Thần thánh (Holy Roman) là tên của một đế quốc tồn tại ở châu Âu từ năm 962-1806. Lãnh thổ đế chế này từng bao trùm trên dưới 10 nước châu Âu hiện tại. Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, đế chế La Mã Thần thánh đã trở thành đối tượng xâm lược của Suleiman Đại đế.

Khi đó Szigetvár là một pháo đài ở rìa phía Đông của đế chế, có vai trò chốt chặn cuộc tiến công của quân Ottoman do Suleiman – khi đó đã 70 tuổi – thống lĩnh. Bảo vệ pháo đài là 3.000 quân do Nikola Zrinski – nhà lãnh đạo vương quốc Croatia – chỉ huy. Quân Ottoman đông hơn 50 lần.

Khi đó Szigetvár là một pháo đài ở rìa phía Đông của đế chế, có vai trò chốt chặn cuộc tiến công của quân Ottoman do Suleiman – khi đó đã 70 tuổi – thống lĩnh. Bảo vệ pháo đài là 3.000 quân do Nikola Zrinski – nhà lãnh đạo vương quốc Croatia – chỉ huy. Quân Ottoman đông hơn 50 lần.

Ngày 6/8/1566, cuộc vây hãm pháo đài Szigetvár bắt đầu. Suleiman tung toàn bộ lực lượng và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của đối phương. Dù thiệt hại nặng nề, đội quân của ông dần dần chiếm ưu thế nhờ áp đảo về số lượng.

Ngày 6/8/1566, cuộc vây hãm pháo đài Szigetvár bắt đầu. Suleiman tung toàn bộ lực lượng và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của đối phương. Dù thiệt hại nặng nề, đội quân của ông dần dần chiếm ưu thế nhờ áp đảo về số lượng.

Sau một tháng, chỉ 300 lính Croatia cùng gia đình họ sống sót. Suleiman hứa rằng Zrinski sẽ làm người lãnh đạo Croatia nếu đầu hàng, nhưng người đứng đầu Croatia khẳng khái từ chối.

Sau một tháng, chỉ 300 lính Croatia cùng gia đình họ sống sót. Suleiman hứa rằng Zrinski sẽ làm người lãnh đạo Croatia nếu đầu hàng, nhưng người đứng đầu Croatia khẳng khái từ chối.

Nhận thấy tình thế không thể cứu vãn, Zrinski ra lệnh cho binh sĩ giết vợ và con để họ không rơi vào tay quân Ottoman. Những người lính tuân theo mệnh lệnh. Sau đó, họ chiến đấu tới khi người cuối cùng gục ngã. Quân Ottoman tràn vào và tàn sát những người còn sống trong pháo đài.

Nhận thấy tình thế không thể cứu vãn, Zrinski ra lệnh cho binh sĩ giết vợ và con để họ không rơi vào tay quân Ottoman. Những người lính tuân theo mệnh lệnh. Sau đó, họ chiến đấu tới khi người cuối cùng gục ngã. Quân Ottoman tràn vào và tàn sát những người còn sống trong pháo đài.

Dù chiến thắng, người Ottoman đã phải trả giá rất đắt. Suleiman Đại đế đã chết vì bệnh kiết lị 4 ngày trước khi đội quân của mình chiếm được pháo đài. Tổn thất của quân Ottoman rất lớn, lên tới gần 30.000 người nên họ không thể tiếp tục tiến lên và phải trở về nước.

Dù chiến thắng, người Ottoman đã phải trả giá rất đắt. Suleiman Đại đế đã chết vì bệnh kiết lị 4 ngày trước khi đội quân của mình chiếm được pháo đài. Tổn thất của quân Ottoman rất lớn, lên tới gần 30.000 người nên họ không thể tiếp tục tiến lên và phải trở về nước.

Dù thua trận, cuộc chiến ở pháo đài Szigetvár vẫn được người Croatia coi là một sự kiện hào hùng trong lịch sử dân tộc. Trên một phương diện lớn hơn, trận đánh này đã giúp cả châu Âu tránh khỏi việc bị rơi vào tay đạo Hồi...

Dù thua trận, cuộc chiến ở pháo đài Szigetvár vẫn được người Croatia coi là một sự kiện hào hùng trong lịch sử dân tộc. Trên một phương diện lớn hơn, trận đánh này đã giúp cả châu Âu tránh khỏi việc bị rơi vào tay đạo Hồi...

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tran-cong-thanh-khon-kho-nhat-trong-lich-su-de-che-ottoman-1394910.html