Trận không chiến sử dụng tên lửa không đối không đầu tiên lịch sử

Trận không chiến có sử dụng tên lửa đất đối không đầu tiên trên thế giới diễn ra ở Ôn Châu, giữa một bên là Không quân Trung Quốc và một bên là Đài Loan.

Ngày 24/9/1958, một trận không chiến quy mô lớn có sử dụng tên lửa không đối không đã diễn ra ở phía đông Vịnh Ôn Châu. Đội hình chiến đấu cơ J-5 (phiên bản MiG-15) của một trung đoàn không quân hải quân Trung Quốc và đội hình 24 chiến đấu cơ F-86 của Đài Loan, đã đụng độ nhau tại Vịnh Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Trận không chiến giữa F-86 và J-5 – Nguồn: Sina

Ngày 24/9/1958, một trận không chiến quy mô lớn có sử dụng tên lửa không đối không đã diễn ra ở phía đông Vịnh Ôn Châu. Đội hình chiến đấu cơ J-5 (phiên bản MiG-15) của một trung đoàn không quân hải quân Trung Quốc và đội hình 24 chiến đấu cơ F-86 của Đài Loan, đã đụng độ nhau tại Vịnh Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Trận không chiến giữa F-86 và J-5 – Nguồn: Sina

Nguyên nhân của trận không chiến là vào ngày 24/9/1958, Đài Loan đã điều một máy bay trinh sát RF-84 của Không đoàn trinh sát số 6; chiếc RF-86 này do Yang Shiju, người sau này trở thành phi đội trưởng của Phi đội "Mèo đen" điều khiển, bay qua Vịnh Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang với độ cao thấp để chụp ảnh. Ảnh: Phi công Yang Shiju và chiếc RF-86 – Nguồn: QQ

Nguyên nhân của trận không chiến là vào ngày 24/9/1958, Đài Loan đã điều một máy bay trinh sát RF-84 của Không đoàn trinh sát số 6; chiếc RF-86 này do Yang Shiju, người sau này trở thành phi đội trưởng của Phi đội "Mèo đen" điều khiển, bay qua Vịnh Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang với độ cao thấp để chụp ảnh. Ảnh: Phi công Yang Shiju và chiếc RF-86 – Nguồn: QQ

Do chiếc RF-84 có tốc độ chậm (chỉ 986 km/h), để che chắn chiếc RF-84 này, Đài Loan đã cử 24 chiếc F-86 từ Cụm máy bay chiến đấu số 11, bay kèm bảo vệ. Trong đó, có 4 chiếc F-86 mang tên lửa không đối không Sidewinder do Mỹ sản xuất, chờ cơ hội để bắn hạ máy bay Trung Quốc, bằng loại tên lửa Sidewinder tối tân, mà khi đó, chỉ Mỹ mới có. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-86 của Đài Loan – Nguồn: Wikipedia

Do chiếc RF-84 có tốc độ chậm (chỉ 986 km/h), để che chắn chiếc RF-84 này, Đài Loan đã cử 24 chiếc F-86 từ Cụm máy bay chiến đấu số 11, bay kèm bảo vệ. Trong đó, có 4 chiếc F-86 mang tên lửa không đối không Sidewinder do Mỹ sản xuất, chờ cơ hội để bắn hạ máy bay Trung Quốc, bằng loại tên lửa Sidewinder tối tân, mà khi đó, chỉ Mỹ mới có. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-86 của Đài Loan – Nguồn: Wikipedia

Trung úy phi công Zizhong, người lái chiếc J-5 đã bị 12 máy chiếc F-86 của Đài Loan bao vây. Wang Zizhong đã bắn rơi 2 chiếc F-86, nhưng máy bay của anh đã bị trúng tên lửa tầm nhiệt AIM-9B Sidewinder và đã hy sinh khi mới 31 tuổi. Zizhong trở thành phi công đầu tiên trong lịch sử thế giới, bị trúng tên lửa không đối không. Ảnh: Phi công Zizhong và chiếc J-5 – Nguồn: Sina

Trung úy phi công Zizhong, người lái chiếc J-5 đã bị 12 máy chiếc F-86 của Đài Loan bao vây. Wang Zizhong đã bắn rơi 2 chiếc F-86, nhưng máy bay của anh đã bị trúng tên lửa tầm nhiệt AIM-9B Sidewinder và đã hy sinh khi mới 31 tuổi. Zizhong trở thành phi công đầu tiên trong lịch sử thế giới, bị trúng tên lửa không đối không. Ảnh: Phi công Zizhong và chiếc J-5 – Nguồn: Sina

Trận không chiến Vịnh Ôn Châu là trận không chiến lớn nhất trong lịch sử giữa hai bờ eo biển. Về tổn thất của hai bên trong trận không chiến Vịnh Ôn Châu là rất lớn. Đài Loan tuyên bố là họ đã bắn hạ 30 máy bay chiến đấu của Trung Quốc; còn phía Trung Quốc đưa ra con số ít hơn, đó là Trung Quốc bắn hạ 2 máy bay F-86 của Đài Loan và mất 2 máy bay chiến đấu J-5. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-86 của Đài Loan – Nguồn: Wikipedia

Trận không chiến Vịnh Ôn Châu là trận không chiến lớn nhất trong lịch sử giữa hai bờ eo biển. Về tổn thất của hai bên trong trận không chiến Vịnh Ôn Châu là rất lớn. Đài Loan tuyên bố là họ đã bắn hạ 30 máy bay chiến đấu của Trung Quốc; còn phía Trung Quốc đưa ra con số ít hơn, đó là Trung Quốc bắn hạ 2 máy bay F-86 của Đài Loan và mất 2 máy bay chiến đấu J-5. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-86 của Đài Loan – Nguồn: Wikipedia

Trong trận không chiến này, một quả tên lửa Sidewinder do máy bay Đài Loan đã phóng trúng vào máy bay Trung Quốc, nhưng không nổ; thậm chí quả tên lửa này đã giắt chặt vào chiếc J-5 và hạ cánh cùng với máy bay. Đây quả là món quà vô giá đối với Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa Sidewinder trên máy bay chiến đấu F-86. Nguồn: Wikipedia

Trong trận không chiến này, một quả tên lửa Sidewinder do máy bay Đài Loan đã phóng trúng vào máy bay Trung Quốc, nhưng không nổ; thậm chí quả tên lửa này đã giắt chặt vào chiếc J-5 và hạ cánh cùng với máy bay. Đây quả là món quà vô giá đối với Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa Sidewinder trên máy bay chiến đấu F-86. Nguồn: Wikipedia

Ngay sau khi hạ cánh, quả tên lửa trên lập tức được chuyển về Bộ tư lệnh Không quân Trung Quốc. Ngày 3/10/1958, các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu “mổ xẻ” để sao chép và đặt tên là “Đề án 55”. Lãnh đạo Quân đội Trung Quốc yêu cầu quả tên lửa sao chép đầu tiên phải được chế tạo trước ngày 25/11 năm đó. Ảnh: Quả tên lửa Sidewinder mà Trung Quốc thu được – Nguồn: Sina

Ngay sau khi hạ cánh, quả tên lửa trên lập tức được chuyển về Bộ tư lệnh Không quân Trung Quốc. Ngày 3/10/1958, các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu “mổ xẻ” để sao chép và đặt tên là “Đề án 55”. Lãnh đạo Quân đội Trung Quốc yêu cầu quả tên lửa sao chép đầu tiên phải được chế tạo trước ngày 25/11 năm đó. Ảnh: Quả tên lửa Sidewinder mà Trung Quốc thu được – Nguồn: Sina

Tuy nhiên do nền tảng công nghệ của Trung Quốc khi đó quá yếu; trong khi đó, tên lửa Sidewinder là vũ khí hội tụ đầy đủ các công nghệ cao thời bấy giờ, nên việc sao chép không thành công cũng là một tất yếu. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Tuy nhiên do nền tảng công nghệ của Trung Quốc khi đó quá yếu; trong khi đó, tên lửa Sidewinder là vũ khí hội tụ đầy đủ các công nghệ cao thời bấy giờ, nên việc sao chép không thành công cũng là một tất yếu. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Sau khi biết tin Trung Quốc thu được quả tên lửa không đối không Sidewinder nguyên vẹn, Liên Xô hết sức quan tâm và đề nghị Trung Quốc bàn giao quả tên lửa cho Liên Xô để “cùng nghiên cứu”. Nhưng lúc này Trung Quốc cũng đang “mổ sẻ”, nên không thể bàn giao ngay cho Liên Xô. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Sau khi biết tin Trung Quốc thu được quả tên lửa không đối không Sidewinder nguyên vẹn, Liên Xô hết sức quan tâm và đề nghị Trung Quốc bàn giao quả tên lửa cho Liên Xô để “cùng nghiên cứu”. Nhưng lúc này Trung Quốc cũng đang “mổ sẻ”, nên không thể bàn giao ngay cho Liên Xô. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Việc chậm trễ bàn giao quả tên lửa chiến lợi phẩm của Trung Quốc, thậm chí còn khiến Khrushchev (nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô khi đó) bực tức, ông đã hạ lệnh đình chỉ việc giao tên lửa đạn đạo R-2 (Dongfeng-1) cho Trung Quốc. Ảnh: Nhà lãnh đạo Khrushchev – Nguồn: TASS

Việc chậm trễ bàn giao quả tên lửa chiến lợi phẩm của Trung Quốc, thậm chí còn khiến Khrushchev (nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô khi đó) bực tức, ông đã hạ lệnh đình chỉ việc giao tên lửa đạn đạo R-2 (Dongfeng-1) cho Trung Quốc. Ảnh: Nhà lãnh đạo Khrushchev – Nguồn: TASS

Trước sức ép của Liên Xô và biết rằng cũng không thể làm gì với quả tên lửa chiến lợi phẩm, Trung Quốc đã gửi toàn bộ tên lửa Sidewinder sau khi tháo dỡ và nghiên cứu kỹ lưỡng cho Liên Xô để “cùng nghiên cứu”. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Trước sức ép của Liên Xô và biết rằng cũng không thể làm gì với quả tên lửa chiến lợi phẩm, Trung Quốc đã gửi toàn bộ tên lửa Sidewinder sau khi tháo dỡ và nghiên cứu kỹ lưỡng cho Liên Xô để “cùng nghiên cứu”. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Tuy nhiên phía Liên Xô phàn nàn rằng, bên trong tên lửa đã bị tháo dỡ lộn xộn, và thành phần quan trọng nhất của đầu dò tên lửa, là một cảm biến hồng ngoại chì cực nhạy bị mất, và Liên Xô phải đàm phán nhiều lần, mới có được nó. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Tuy nhiên phía Liên Xô phàn nàn rằng, bên trong tên lửa đã bị tháo dỡ lộn xộn, và thành phần quan trọng nhất của đầu dò tên lửa, là một cảm biến hồng ngoại chì cực nhạy bị mất, và Liên Xô phải đàm phán nhiều lần, mới có được nó. Ảnh: Tên lửa Sidewinder - Nguồn: Wikipedia

Khi có mẫu tên lửa Trung Quốc bàn giao, Liên Xô ngay lập tức phát triển tên lửa không đối không K-13 (được NATO đặt tên là AA-2 "Atoll") theo mẫu Sidewinder vào đầu năm 1961, và sử dụng trên loại chiến đấu cơ mới nhất của họ là máy bay MiG-21. Ảnh: Tên lửa K-13 - Nguồn: Wikipedia

Khi có mẫu tên lửa Trung Quốc bàn giao, Liên Xô ngay lập tức phát triển tên lửa không đối không K-13 (được NATO đặt tên là AA-2 "Atoll") theo mẫu Sidewinder vào đầu năm 1961, và sử dụng trên loại chiến đấu cơ mới nhất của họ là máy bay MiG-21. Ảnh: Tên lửa K-13 - Nguồn: Wikipedia

Vào ngày 30/3/1961, Trung Quốc và Liên Xô đã ký hiệp định về việc cấp cho Trung Quốc bản quyền sản xuất máy bay chiến đấu MiG-21 cùng với tên lửa K-13 đi kèm. Đây là việc làm quá “ưu ái” của Liên Xô với Trung Quốc, trước khi quan hệ giữa hai nước rơi vào thời kỳ “đóng băng”. Ảnh: J-7 mà Trung Quốc sản xuất theo mẫu MiG-21 – Nguồn: Sina

Vào ngày 30/3/1961, Trung Quốc và Liên Xô đã ký hiệp định về việc cấp cho Trung Quốc bản quyền sản xuất máy bay chiến đấu MiG-21 cùng với tên lửa K-13 đi kèm. Đây là việc làm quá “ưu ái” của Liên Xô với Trung Quốc, trước khi quan hệ giữa hai nước rơi vào thời kỳ “đóng băng”. Ảnh: J-7 mà Trung Quốc sản xuất theo mẫu MiG-21 – Nguồn: Sina

Sau khi ký thỏa thuận nhập khẩu công nghệ tên lửa K-13 từ Liên Xô, Trung Quốc đã nhanh chóng từ bỏ lộ trình kỹ thuật phi thực tế của “Đề án 55" là tự làm nhái tên lửa Sidewinder, thay vào đó là nghiên cứu và bắt chước tên lửa K-13 của Liên Xô và đặt tên nó là PL-2. Ảnh: Tên lửa PL-2. Nguồn: Wikipedia

Sau khi ký thỏa thuận nhập khẩu công nghệ tên lửa K-13 từ Liên Xô, Trung Quốc đã nhanh chóng từ bỏ lộ trình kỹ thuật phi thực tế của “Đề án 55" là tự làm nhái tên lửa Sidewinder, thay vào đó là nghiên cứu và bắt chước tên lửa K-13 của Liên Xô và đặt tên nó là PL-2. Ảnh: Tên lửa PL-2. Nguồn: Wikipedia

Tên lửa PL-2 được hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 11/1967 và được trang bị cho các máy bay chiến đấu J-6 (bản sao của MiG-19) và J-7 (bản sao của MiG-21) của Không quân Trung Quốc; loại tên lửa này được sử dụng đến giữa những năm 1990, sau khi Trung Quốc nhập được của Nga những loại tên lửa hiện đại hơn. Ảnh: Tên lửa PL-5 của Trung Quốc – Nguồn: Sina

Tên lửa PL-2 được hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 11/1967 và được trang bị cho các máy bay chiến đấu J-6 (bản sao của MiG-19) và J-7 (bản sao của MiG-21) của Không quân Trung Quốc; loại tên lửa này được sử dụng đến giữa những năm 1990, sau khi Trung Quốc nhập được của Nga những loại tên lửa hiện đại hơn. Ảnh: Tên lửa PL-5 của Trung Quốc – Nguồn: Sina

Mỹ thử nghiệm tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder hồi đầu năm 2000.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tran-khong-chien-su-dung-ten-lua-khong-doi-khong-dau-tien-lich-su-1476457.html