Trận lũ lụt kinh hoàng ở Yellowstone buộc hơn 1 vạn người phải sơ tán khỏi vườn quốc gia

Hơn 10.000 du khách đã được yêu cầu rời khỏi Yellowstone khi trận lũ lụt chưa từng có đã xé toạc nửa phía Bắc của công viên quốc gia lâu đời nhất nước Mỹ.

Trận lũ lụt xé toạc Yellowstone

Một trận lũ lụt chưa từng có đã xé toạc nửa phía Bắc của công viên quốc gia lâu đời nhất nước Mỹ - Yellowstone, cuốn trôi cầu đường và quét sạch một ngôi nhà tầng của nhân viên phía hạ lưu, các quan chức cho biết hôm 14/6 (giờ địa phương).

May mắn là chưa có thông tin về thương vong của các cư dân.

Các cư dân của Red Lodge, Montana đang dọn bùn, nước và các mảnh vụn khỏi đường phố chính của thành phố. Ảnh: AP.

Các cư dân của Red Lodge, Montana đang dọn bùn, nước và các mảnh vụn khỏi đường phố chính của thành phố. Ảnh: AP.

Những du khách duy nhất còn sót lại trong công viên khổng lồ trải dài khắp 3 tiểu bang là 10 trại viên vẫn đang tìm đường thoát ra ngoài.

Công viên Quốc gia Yellowstone, nơi sẽ kỷ niệm 150 năm thành lập trong năm 2022, có thể vẫn đóng cửa trong vòng một tuần và các lối vào phía Bắc có thể không mở lại vào mùa hè này, Giám đốc Cam Sholly cho biết.

Dòng sông Yellowstone chảy xiết đã làm ngập nơi dường như là một nhà thuyền nhỏ ở Gardiner. Ảnh: AP.

Dòng sông Yellowstone chảy xiết đã làm ngập nơi dường như là một nhà thuyền nhỏ ở Gardiner. Ảnh: AP.

Đường vào phía Bắc Công viên Quốc gia Yellowstone ở Gardiner bị ngập lụt. Ảnh: AP.

Đường vào phía Bắc Công viên Quốc gia Yellowstone ở Gardiner bị ngập lụt. Ảnh: AP.

Ông nhấn mạnh: “Nước vẫn đang đổ về ngày một nhiều, và một số dự báo thời tiết, bao gồm khả năng lũ lụt sẽ tới vào cuối tuần này”.

Sông Yellowstone đã đạt mức lịch sử sau nhiều ngày mưa, kèm lượng tuyết tan nhanh chóng, tàn phá khắp các khu vực phía Nam Montana và phía Bắc Wyoming, cuốn trôi các cabin cùng nhiều thị trấn nhỏ và đánh sập nguồn điện. Trận lũ lụt ập tới công viên quốc gia đúng thời điểm mùa du lịch đang thu hút hàng triệu du khách đổ về.

Thay vì ngạc nhiên trước những con nai sừng tấm và bò rừng khổng lồ, những hồ nước nóng chảy xiết và vụ nổ từ mạch nước phun Old Faithful, khách du lịch lại thấy mình đang chứng kiến sự đáng sợ từ thiên nhiên, khi sông Yellowstone với dòng nước màu nâu cuốn trôi mọi thứ trên đường đi.

Dòng nước ngập từ sông Yellowstone phía trước bệnh viện Livingston HealthCare ở Livingston, Montana. Ảnh: AP.

Dòng nước ngập từ sông Yellowstone phía trước bệnh viện Livingston HealthCare ở Livingston, Montana. Ảnh: AP.

Dòng nước lũ dọc theo sông Clarks Fork Yellowstone gần Bridger, Montana. Ảnh: AP.

Dòng nước lũ dọc theo sông Clarks Fork Yellowstone gần Bridger, Montana. Ảnh: AP.

“Đây là con sông đáng sợ nhất từ trước đến nay”, du khách Kate Gomez ở Santa Fe, bang New Mexico, nhớ lại. “Bất cứ thứ gì rơi xuống dòng sông đó đều biến mất”.

Nước chỉ mới bắt đầu rút từ ngày 14/6 và mức độ tàn phá sẽ không thể đong đếm. Tuy nhiên, không một ai muốn dòng lũ gây ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã.

Việc đóng cửa khu vực phía Bắc của công viên sẽ khiến du khách không thể tiếp cận các địa điểm bao gồm Thác Tower, Suối nước nóng Mammoth và Thung lũng Lamar, nơi được biết đến với các loài động vật hoang dã như gấu và chó sói. Nhưng Old Faithful, Hồ Yellowstone và Hẻm núi lớn Yellowstone nằm trên đường vòng phía Nam của công viên có khả năng sẽ được mở cửa trở lại.

Nước lũ làm ngập tài sản dọc theo sông Clarks Fork Yellowstone ở giữa Edgar và Fromberg, Mont. Ảnh: AP.

Nước lũ làm ngập tài sản dọc theo sông Clarks Fork Yellowstone ở giữa Edgar và Fromberg, Mont. Ảnh: AP.

Lũ lụt tàn phá ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Lũ lụt tàn phá ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Những người bị mắc kẹt

Gomez và chồng cô nằm trong số hàng trăm du khách bị mắc kẹt ở Gardiner, Montana, một thị trấn có khoảng 800 cư dân ở lối vào phía Bắc của công viên.

Thị trấn đã bị cắt đứt liên lạc trong hơn một ngày cho đến tận chiều 14/6, khi các đội cứu hộ mở lại một phần của con đường hai làn bị cuốn trôi.

Trận lũ lụt không thể trực tiếp đổ tội do biến đổi khí hậu, lũ lụt xảy ra khi vùng Trung Tây và Bờ biển phía Đông bốc hơi sau đợt nắng nóng dài và các khu vực khác ở phía Tây bùng cháy do cháy rừng đầu mùa, giữa bối cảnh hạn hán dai dẳng.

Có thể nhìn thấy khói từ đám cháy ở vùng núi Flagstaff, Arizona, ở Colorado.

Đám cháy kinh hoàng ở vùng núi Flagstaff, Arizona, bang Colorado. Ảnh: AP.

Đám cháy kinh hoàng ở vùng núi Flagstaff, Arizona, bang Colorado. Ảnh: AP.

Rick Thoman, một chuyên gia khí hậu tại Đại học Alaska Fairbanks, cho biết một môi trường ấm lên sẽ làm cho các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có khả năng xảy ra cao hơn so với mức “nếu không có sự ấm lên toàn cầu do hoạt động của con người gây ra”.

“Liệu Yellowstone có lặp lại điều này trong 5 hoặc thậm chí 50 năm nữa không? Có thể không, nhưng ở đâu đó sẽ có điều tương đương hoặc thậm chí là cực đoan hơn”, anh nói.

Mưa lớn trên đỉnh núi tuyết tan đã đẩy mực nước tại các dòng sông Yellowstone, Stillwater và Clarks Fork lên mức kỷ lục hôm 13/6, theo Dịch vụ Thời tiết Quốc gia.

Các quan chức ở Yellowstone và ở một số quận phía Nam Montana đang đánh giá thiệt hại do các cơn bão, nơi cũng gây ra lở bùn và lở đá.

Sông Boulder ở phía Nam Big Timber làm ngập lụt đường xá và nhà cửa. Ảnh: AP.

Sông Boulder ở phía Nam Big Timber làm ngập lụt đường xá và nhà cửa. Ảnh: AP.

Những thiệt hại được ghi nhận

Một số thiệt hại nặng nề nhất đã xảy ra ở phần phía Bắc của công viên và các cộng đồng cửa ngõ của Yellowstone ở phía nam Montana.

Các bức ảnh đã cho thấy bùn và đá lở cuốn trôi những cây cầu, các con đường bị cắt bởi dòng nước lũ của sông Gardner và sông Lamar.

Nước lũ làm ngập tài sản dọc theo sông Clarks Fork Yellowstone ở giữa Edgar và Fromberg, Mont. Ảnh: AP.

Nước lũ làm ngập tài sản dọc theo sông Clarks Fork Yellowstone ở giữa Edgar và Fromberg, Mont. Ảnh: AP.

Ở Red Lodge, Montana, một thị trấn có 2.100 người, điểm nhảy nổi tiếng tới một tuyến đường quanh co, tuyệt đẹp vào vùng đất cao Yellowstone, một con lạch chạy qua thị trấn đã đập vào bờ và làm ngập lối đi chính, để lại cá hồi bơi trên đường phố dưới bầu trời đầy nắng.

Các nhà chức trách hạt Carbon cho biết ít nhất 200 ngôi nhà đã bị ngập trong thành phố và khu vực Fromberg. Nhiều cư dân đã mô tả một cảnh tượng kinh hoàng khi nước từ rơi nhỏ giọt biến thành dòng nước chảy xiết chỉ trong vài giờ.

Dòng nước đã làm đổ cột sóng điện thoại, xô đổ hàng rào và tạo ra những vết nứt sâu trong lòng đất, xuyên qua những khu phố với hàng trăm ngôi nhà.

Nguồn điện đã được khôi phục vào ngày 14/6, mặc dù vẫn không có nước sạch trong các khu vực bị ảnh hưởng.

Lũ lụt tàn phá ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Lũ lụt tàn phá ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Thiệt hại do lũ lụt dọc theo một con phố ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Thiệt hại do lũ lụt dọc theo một con phố ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Heidi Hoffman đã đi từ rất sớm hôm 13/6 để mua một chiếc máy bơm hút bể phốt ở Billings, nhưng khi cô trở về thì tầng hầm của mình đã chứa đầy nước.

“Chúng tôi đã mất tất cả đồ đạc trong tầng hầm”, Hoffman nói trong khi máy bơm đang bơm nước vào sân sau đầy bùn của cô. “Kỷ yếu, tranh ảnh, quần áo, đồ đạc. Chúng tôi sẽ phải dọn dẹp trong một thời gian dài”.

Hôm 13/6, các quan chức tại Yellowstone đã sơ tán khu vực phía Bắc của công viên, nơi các con đường có thể không qua được trong một khoảng thời gian đáng kể, Sholly nói. Nhưng lũ lụt cũng đã ảnh hưởng đến phần còn lại của công viên, khi khả năng lũ lụt vẫn còn cao và các vấn đề tiềm ẩn với nguồn cung cấp nước và hệ thống nước thải tại các khu vực tăng mạnh.

Những cơn mưa ập đến đúng vào lúc các khách sạn trong khu vực chật kín khách du lịch trong những tuần gần đây. Hơn 4 triệu du khách đã đến thăm công viên Yellowstone vào năm ngoái. Làn sóng khách du lịch thường không giảm cho đến mùa thu, và tháng 6 thường là một trong những tháng bận rộn nhất của Yellowstone.

Người dân bơm nước để dọn dẹp tàn dư trận lụt. Ảnh: AP.

Người dân bơm nước để dọn dẹp tàn dư trận lụt. Ảnh: AP.

Không rõ liệu có bao nhiêu du khách hiện vẫn còn mắc kẹt, hoặc bao nhiêu người sinh sống phía ngoài công viên đã được giải cứu và sơ tán.

Mark Taylor, chủ sở hữu và phi công chính của Rocky Mountain Rotors, cho biết công ty của ông đã sơ tán khoảng 40 khách hàng trả tiền từ Gardiner trong 2 ngày qua, trong đó có 2 phụ nữ đang mang thai.

Taylor nói trong khi chở một gia đình 4 người lớn đến từ Texas, những người muốn tham quan thêm trước khi trở về nhà.

“Tôi tưởng tượng họ sẽ thuê một chiếc xe hơi và đi ngắm một số khu vực khác của Montana, chẳng hạn như một nơi nào đó khô ráo hơn”, anh cười.

Các mảnh vỡ chắn ngang một con phố ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Các mảnh vỡ chắn ngang một con phố ở Red Lodge, Montana. Ảnh: AP.

Hoạt động sơ tán

Ở trung tâm phía Nam Montana, lũ lụt trên sông Stillwater đã khiến 68 người mắc kẹt tại một khu cắm trại.

Các cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp của Hạt Stillwater đã giải cứu mọi người từ Khu cắm trại Woodbine hôm 13/6 bằng bè. Một số con đường trong khu vực đã bị đóng cửa và người dân buộc phải sơ tán.

Sông Yellowstone ngập lụt đã cắt ngang bờ, đe dọa một ngôi nhà và một hầm xe ở Gardiner, Montana. Ảnh: AP.

Sông Yellowstone ngập lụt đã cắt ngang bờ, đe dọa một ngôi nhà và một hầm xe ở Gardiner, Montana. Ảnh: AP.

Các thị trấn Cooke City và Silvergate, ngay phía Đông công viên, cũng đã bị nước lũ cô lập. Tại Livingston, cư dân ở các khu vực vùng trũng thấp đã được yêu cầu rời đi và bệnh viện của thành phố đã được sơ tán để đề phòng sau khi đường lái xe bị ngập.

Các quan chức ở Quận Park, bao gồm Thành phố Gardiner và Cooke, cho biết trận lũ lụt trên diện rộng khắp đã khiến nguồn nước uống không an toàn ở nhiều khu vực.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Montana hôm 13/6 cho biết họ đã cử 2 máy bay trực thăng đến miền Nam Montana để trợ giúp sơ tán.

Ảnh chụp từ trên không cho thấy đường vào phía Bắc của Công viên Quốc gia Yellowstone ở Gardiner, Mont., bị ngập lụt. Ảnh: AP.

Ảnh chụp từ trên không cho thấy đường vào phía Bắc của Công viên Quốc gia Yellowstone ở Gardiner, Mont., bị ngập lụt. Ảnh: AP.

Một cây cầu bị cuốn trôi do lũ lụt tại Rescue Creek trong Công viên Quốc gia Yellowstone. Ảnh: AP.

Một cây cầu bị cuốn trôi do lũ lụt tại Rescue Creek trong Công viên Quốc gia Yellowstone. Ảnh: AP.

Shelley Blazina cho biết tại làng Nye, có ít nhất 4 cabin đã bị cuốn vào sông Stillwater, trong đó có một cabin do cô sở hữu. “Ngày hôm qua tôi đã rất sốc”, cô nhớ lại.

Sông Yellowstone tại Corwin Springs đã đạt đỉnh cao 4,2 mét hôm 13/6, cao hơn mức kỷ lục trước đó là 3,5 mét, được ghi nhận vào năm 1918.

Khu vực Yellowstone đã ghi nhận lượng mưa 6cm vào ngày 11/6, 12/6 và cả 13/6. Dãy núi Beartooth ở phía Đông Bắc của công viên quốc gia Yellowstone ghi nhận lượng mưa cao tới 10cm, theo Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ.

Đường vào phía Bắc Công viên Quốc gia Yellowstone bị ngập lụt. Ảnh: AP.

Đường vào phía Bắc Công viên Quốc gia Yellowstone bị ngập lụt. Ảnh: AP.

Mai Nguyễn (Theo AP)

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/tran-lu-lut-kinh-hoang-o-yellowstone-buoc-hon-1-van-nguoi-phai-so-tan-khoi-vuon-quoc-gia-5688925.html