Trạng nguyên duy nhất từ chối lấy công chúa làm vợ

Ông đỗ trạng nguyên năm 1661, dưới thời vua Lê Thần Tông, nổi tiếng với giai thoại từ chối lấy công chúa làm vợ.

Đặng Công Chất là trạng nguyên nước Việt nổi tiếng với giai thoại từ chối lấy công chúa làm vợ. Hành động này của ông, ban đầu khiến triều đình phật ý.

Đặng Công Chất là trạng nguyên nước Việt nổi tiếng với giai thoại từ chối lấy công chúa làm vợ. Hành động này của ông, ban đầu khiến triều đình phật ý.

Theo Bia ký ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Đặng Công Chất là trạng nguyên của nhà Hậu Lê trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông đỗ trạng năm 1661, dưới thời vua Lê Thần Tông.

Theo Bia ký ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Đặng Công Chất là trạng nguyên của nhà Hậu Lê trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông đỗ trạng năm 1661, dưới thời vua Lê Thần Tông.

Sau khi đỗ trạng nguyên, được vua Lê Thần Tông gả công chúa cho, Đặng Công Chất từ chối với lý do ông đã có vợ ở quê. Hành động này của ông làm vua Lê tức giận. Tuy nhiên, nhờ tài năng hơn người, ông vẫn được triều đình tin dùng sau đó.

Sau khi đỗ trạng nguyên, được vua Lê Thần Tông gả công chúa cho, Đặng Công Chất từ chối với lý do ông đã có vợ ở quê. Hành động này của ông làm vua Lê tức giận. Tuy nhiên, nhờ tài năng hơn người, ông vẫn được triều đình tin dùng sau đó.

Trạng nguyên Đặng Công Chất người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Đặng Công Chất đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661), thời vua Lê Thần Tông.

Trạng nguyên Đặng Công Chất người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Đặng Công Chất đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661), thời vua Lê Thần Tông.

Theo gia phả dòng họ, ông vốn mang họ Trần, hậu duệ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đời tổ tiên của ông tham gia khởi nghĩa chống triều đình, bị truy sát, phải đổi sang họ Đặng.

Theo gia phả dòng họ, ông vốn mang họ Trần, hậu duệ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đời tổ tiên của ông tham gia khởi nghĩa chống triều đình, bị truy sát, phải đổi sang họ Đặng.

Đặng Công Chất là người có tài văn võ, nội trị, ngoại giao và cũng là người có đạo đức, trung trực, liêm khiết. Ông từng được triều Lê bổ dụng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Hữu thị lang Bộ Công, Binh bộ Thượng thư, Tham tụng (tể tướng). Ngày 7/2/1683, ông qua đời, vua lấy làm thương tiếc, đặt tên hiệu là Trung Túc, tặng chức Lại bộ Thượng thư, Thiếu Bảo và tước Khánh Xuyên Bá. Trạng nguyên Đặng Công Chất từng đi sứ nhà Minh, được triều đình phương Bắc nể trọng.

Đặng Công Chất là người có tài văn võ, nội trị, ngoại giao và cũng là người có đạo đức, trung trực, liêm khiết. Ông từng được triều Lê bổ dụng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Hữu thị lang Bộ Công, Binh bộ Thượng thư, Tham tụng (tể tướng). Ngày 7/2/1683, ông qua đời, vua lấy làm thương tiếc, đặt tên hiệu là Trung Túc, tặng chức Lại bộ Thượng thư, Thiếu Bảo và tước Khánh Xuyên Bá. Trạng nguyên Đặng Công Chất từng đi sứ nhà Minh, được triều đình phương Bắc nể trọng.

Trong thời gian làm Hàn Lâm Viện thị giảng, ông tham gia biên soạn bộ "Đại Việt sử ký tục biên", do tham tụng Phạm Công Trứ chủ biên. Sau này, Đặng Công Chất cùng Hồ Sĩ Dương, Đào Công Chính biên tập cuốn "Trùng san Lam Sơn thực lục".

Trong thời gian làm Hàn Lâm Viện thị giảng, ông tham gia biên soạn bộ "Đại Việt sử ký tục biên", do tham tụng Phạm Công Trứ chủ biên. Sau này, Đặng Công Chất cùng Hồ Sĩ Dương, Đào Công Chính biên tập cuốn "Trùng san Lam Sơn thực lục".

Theo Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/trang-nguyen-duy-nhat-tu-choi-lay-cong-chua-lam-vo-1497284.html