Trạng thái 'bình thường mới' trong quan hệ Mỹ-Trung

Khi ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, đã có những kỳ vọng rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ cải thiện thay vì

Khi ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, đã có những kỳ vọng rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ cải thiện thay vì "rơi tự do” như thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.

 Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Những kỳ vọng này nhanh chóng bị dập tắt khi Tổng thống Biden xác định Trung Quốc là "thách thức địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21”. Chỉ trích lẫn nhau nhiều hơn, cảnh báo ngày một gay gắt hơn trong khi các cuộc đối thoại hầu như không đạt được kết quả đột phá, năm 2021 chứng kiến cặp quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục "chạm đáy”. Dẫu vậy, do tính chất quan hệ vốn lắm bất đồng nhưng lại có nhiều lợi ích, ràng buộc đan xen, Mỹ và Trung Quốc vì thế có khi "căng như dây đàn” song cũng có lúc "chùng xuống” để tạo không gian cho đối thoại, hợp tác. Chính quyền Tổng thống Biden xác định cách tiếp cận "3 điểm” trong quan hệ với cường quốc châu Á đang trỗi dậy. Đó là hợp tác ở những lĩnh vực hai bên có lợi ích chia sẻ, cạnh tranh nếu cần thiết và đối đầu nếu như bắt buộc để bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh. Cách tiếp cận này một mặt phản ánh quyết tâm của Washington trong việc theo đuổi chính sách không khoan nhượng, mặt khác vẫn đảm bảo sự linh hoạt trong cách thức xử lý quan hệ với Bắc Kinh. Trong khi đó, quan điểm của Trung Quốc là không muốn đặt sự hợp tác giữa hai nước ngoài khuôn khổ quan hệ songphương tổng thể. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước cần mở rộng "miếng bánh hợp tác”, giữ vững lập trường không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình, xử lý những bất đồng thông qua tăng cường kết nối không chỉ để giải quyết các vấn đề trong nước mà còn gánh vác trách nhiệm quốc tế. Với lập trường khác biệt, năm 2021,Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký dưới thời cựu Tổng thống Trump và vẫn duy trì một số mức thuế, tối đa lên tới 25%, đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; đưa hàng chục công ty và các viện nghiên cứu của Trung Quốc vào "danh sách đen” thương mại. Washington cũng chủ trương hợp tác với các đồng minh và đối tác để đảm bảo Bắc Kinh thực hiện các nghĩa vụ thương mại thay vì "đơn thương độc mã” như thời chính quyền ông Trump. Trong khi đó, Trung Quốc một mặt kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan, tăng cường hợp tác đưa quan hệ kinh tế-thương mại hai nước trở lại đúng hướng, mặt khác tìm cách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm lệ thuộc vào thị trường bênngoài và sử dụng thị trường nội địa để hút các nhà đầu tư quốc tế. Cuộc "đọ sức” Mỹ-Trung nhằm giành "ngôi vương” trong lĩnh vực công nghệ càng khốc liệt hơn. Dưới thời ông Biden, công nghệ được nâng tầm trở thành trọng tâm trong chiến lược ứng phó với Trung Quốc. Mỹ tiếp tục tìm cách kiềm chế Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng về công nghệ thông qua việc siết chặt các biện pháp hạn chế đối với các tập đoàn viễn thông và công nghệ Huawei và ZTE; tăng cường kiểm soát xuất khẩu phần mềm và linh kiện cho các công ty Trung Quốc. Viện dẫn lý do "an ninh quốc gia”, Mỹ tiếp tục đưa vào danh sách đen hàng loạt công ty công nghệ và tước giấy phép hoạt động của các nhà mạng quốc doanh Trung Quốc, đồng thời yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ rút vốn khỏi các liên doanh với cường quốc châu Á này. Cùng với đó, Washington tung ra các khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD và mức giảm thuế "khủng” nhằm "xốc lại” ngành công nghệ cao, đảm bảo tự chủ và duy trì lợi thế dẫn đầu. Mỹ cũng tích cực thiết lập liên minh gồm các quốc gia có công nghệ phát triển hàng đầu thế giới để xây dựng chuỗi cung ứng chip tiên tiến toàn cầu không Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 6 đã thông qua Đạo luật chống trừng phạt nước ngoài, qua đó tạo nền tảng pháp lý để đáp trả các đòn trừng phạt. Để nhanh chóng đuổi kịp năng lực khoa học và công nghệ với Mỹ, Trung Quốc không chỉ đẩy mạnh Chiến lược "Made in China 2025” với trọng tâm là các ngành công nghệ cao, mà còn khởi xướng "Con đường tơ lụa kỹ thuật số” nhằm nhân rộng mô hình kỹ thuật số ra toàn cầu, giúp nước này dẫn đầu về những công nghệ mới nổi. Trung Quốc cũng đang quyết tâm chạy đua phát triển chip tiên tiến và chấtbán dẫn, các công nghệ cốt lõi khác và các công nghệ mới nổi để trở thành "một siêu cường công nghệ tự lực cánh sinh”. Cạnh tranh địa chính trị cũng "nóng lên” khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự và thách thức lẫn nhau ở những khu vực chiến lược, phản đối lẫn nhau về hoạt động quân sự tại những khu vực mà hai bên đang tranh giành ảnh hưởng. Mỹ xúc tiến chiến lược "Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn(B3W), được cho là để cạnh tranh với sáng kiến "Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính quyền ông Biden thúc đẩy hợp tác giữa nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), hình thành quan hệ đối tác an ninh ba bên Mỹ- Anh-Australia (AUKUS), những động thái được cho là nhằm cân bằng và kiềm chế tầm ảnh hưởng và sức mạnh hàng hải của Trung Quốc trong khu vực. Chuyên gia Chen Fengying tại Viện nghiên cứu quan hệ đương đại Trung Quốc dự đoán trong thời gian tới, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục các chính sách cứng rắn, thậm chí còn khắc nghiệt hơn, thông qua ưu tiên tham vấn với các đồng minh thay vì đàm phán trực tiếp với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc được cho sẽ tiếp tục tập trung chiến lược "vòng tuần hoàn kép” với thị trường nội địa và thị trường quốc tế củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa đóng vai trò chủ đạo. Mục tiêu của chiến lược này là nâng cao năng lực độc lập, tự chủ kinh tế-công nghệ, hiện đại hóa nền tảng công nghiệp, từ đó củng cố vị thế của Trung Quốc trên thế giới và ứng phó hiêụquả hơn trước sự kiềm chế, cạnh tranh chiến lược của Mỹ và một số nước phương Tây. Những gì đang diễn ra khiến một số nhà phân tích cho rằng xu thế phân tách Mỹ-Trung đang ngày một rõ nét khi hai bên giảm dần mức độ phụ thuộc lẫn nhau, thu hẹp hợp tác trên nhiều lĩnh vực và gia tăng các động thái cạnh tranh, cọ xát trên bình diện rộng. Tuy nhiên, học giả Ryan Hass thuộc Viện Brookings cho rằng cuộc cạnh tranh hiện nay ít nhất vẫn chưa làm mất đi mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc, vốn đã hình thành giữa hai cường quốc trong nhiều thập niên. Đơn cử như trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động thương mại Mỹ-Trung vẫn diễn ra nhộn nhịp, bất chấp dự đoán các biện pháp thuế quan sẽ khiến Mỹ muốn tách Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nỗ lực cân bằng lợi ích vẫn đóng vai trò là "dây neo” giữ quan hệ Mỹ-Trung trong tầm kiểm soát, trong khi mạng lưới dày đặc các liên kết thương mại, tài chính, khoa học...giữa hai nước sẽ khiến bên này khó có thể làm tổn hại cho bên kia mà không gây phản tác dụng. Trên thực tế, cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu được tầm quan trọng của quan hệ song phương cũng như việc duy trì đối thoại nhằm quản lý các tranh chấp để tránh dẫn tới xung đột. Lập trường này cũng đã được Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến hồi tháng 11. Do đó, dù nhiều lúc không "bằng mặt” nhưng hai nước vẫn "bắt tay” hợp tác trong các vấn đề có lợi ích chung. Điển hình là tuyên bố chung về tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu mà hai nước đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở Glasgow (Anh). Chuyên gia Ben Scott thuộc Viện Lowy(Australia) nhận định một mặt, Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế, quân sự và cả ý thức hệ cần đối phó. Mặt khác, Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu. Giới quan sát cũng mô tả thực trạng hiện nay là một phần của trạng thái "bình thường mới” trong quan hệ Mỹ-Trung, khi căng thẳng có thể leo thang song hai bên vẫn duy trì tiếp xúc và đối thoại; xung khắc về lợi ích và cạnh tranh chiến lược gay gắt hơn nhưng không để xảy ra đối đầu quân sự trực diện. Hai bên vẫn sẽ còn bất hòa và gia tăng cạnh tranh trong những vấn đề thương mại, công nghệ hay an ninh, quân sự song vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với nhau trong những chủ đề cùng chung lợi ích như biến đổi khí hậu, ứng phó dịch COVID-19 hay kiểm soát vũ khí hạt nhân. Dù khó có thể kỳ vọng vào sự cải thiện lớn trong quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai gần, song cuộc cạnh tranh giữa hai nước cũng khó có khả năng chuyển thành trạng thái thù địch hoàn toàn. Điều này đặt quan hệ Mỹ-Trung luôn trong trạng thái cạnh tranh gay gắt, song song với nỗ lực đảm bảo đối đầu không vượt tầm kiểm soát.

Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Những kỳ vọng này nhanh chóng bị dập tắt khi Tổng thống Biden xác định Trung Quốc là "thách thức địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21”. Chỉ trích lẫn nhau nhiều hơn, cảnh báo ngày một gay gắt hơn trong khi các cuộc đối thoại hầu như không đạt được kết quả đột phá, năm 2021 chứng kiến cặp quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục "chạm đáy”. Dẫu vậy, do tính chất quan hệ vốn lắm bất đồng nhưng lại có nhiều lợi ích, ràng buộc đan xen, Mỹ và Trung Quốc vì thế có khi "căng như dây đàn” song cũng có lúc "chùng xuống” để tạo không gian cho đối thoại, hợp tác. Chính quyền Tổng thống Biden xác định cách tiếp cận "3 điểm” trong quan hệ với cường quốc châu Á đang trỗi dậy. Đó là hợp tác ở những lĩnh vực hai bên có lợi ích chia sẻ, cạnh tranh nếu cần thiết và đối đầu nếu như bắt buộc để bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh. Cách tiếp cận này một mặt phản ánh quyết tâm của Washington trong việc theo đuổi chính sách không khoan nhượng, mặt khác vẫn đảm bảo sự linh hoạt trong cách thức xử lý quan hệ với Bắc Kinh. Trong khi đó, quan điểm của Trung Quốc là không muốn đặt sự hợp tác giữa hai nước ngoài khuôn khổ quan hệ songphương tổng thể. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước cần mở rộng "miếng bánh hợp tác”, giữ vững lập trường không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình, xử lý những bất đồng thông qua tăng cường kết nối không chỉ để giải quyết các vấn đề trong nước mà còn gánh vác trách nhiệm quốc tế. Với lập trường khác biệt, năm 2021,Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký dưới thời cựu Tổng thống Trump và vẫn duy trì một số mức thuế, tối đa lên tới 25%, đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; đưa hàng chục công ty và các viện nghiên cứu của Trung Quốc vào "danh sách đen” thương mại. Washington cũng chủ trương hợp tác với các đồng minh và đối tác để đảm bảo Bắc Kinh thực hiện các nghĩa vụ thương mại thay vì "đơn thương độc mã” như thời chính quyền ông Trump. Trong khi đó, Trung Quốc một mặt kêu gọi Mỹ dỡ bỏ thuế quan, tăng cường hợp tác đưa quan hệ kinh tế-thương mại hai nước trở lại đúng hướng, mặt khác tìm cách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm lệ thuộc vào thị trường bênngoài và sử dụng thị trường nội địa để hút các nhà đầu tư quốc tế. Cuộc "đọ sức” Mỹ-Trung nhằm giành "ngôi vương” trong lĩnh vực công nghệ càng khốc liệt hơn. Dưới thời ông Biden, công nghệ được nâng tầm trở thành trọng tâm trong chiến lược ứng phó với Trung Quốc. Mỹ tiếp tục tìm cách kiềm chế Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng về công nghệ thông qua việc siết chặt các biện pháp hạn chế đối với các tập đoàn viễn thông và công nghệ Huawei và ZTE; tăng cường kiểm soát xuất khẩu phần mềm và linh kiện cho các công ty Trung Quốc. Viện dẫn lý do "an ninh quốc gia”, Mỹ tiếp tục đưa vào danh sách đen hàng loạt công ty công nghệ và tước giấy phép hoạt động của các nhà mạng quốc doanh Trung Quốc, đồng thời yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ rút vốn khỏi các liên doanh với cường quốc châu Á này. Cùng với đó, Washington tung ra các khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD và mức giảm thuế "khủng” nhằm "xốc lại” ngành công nghệ cao, đảm bảo tự chủ và duy trì lợi thế dẫn đầu. Mỹ cũng tích cực thiết lập liên minh gồm các quốc gia có công nghệ phát triển hàng đầu thế giới để xây dựng chuỗi cung ứng chip tiên tiến toàn cầu không Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 6 đã thông qua Đạo luật chống trừng phạt nước ngoài, qua đó tạo nền tảng pháp lý để đáp trả các đòn trừng phạt. Để nhanh chóng đuổi kịp năng lực khoa học và công nghệ với Mỹ, Trung Quốc không chỉ đẩy mạnh Chiến lược "Made in China 2025” với trọng tâm là các ngành công nghệ cao, mà còn khởi xướng "Con đường tơ lụa kỹ thuật số” nhằm nhân rộng mô hình kỹ thuật số ra toàn cầu, giúp nước này dẫn đầu về những công nghệ mới nổi. Trung Quốc cũng đang quyết tâm chạy đua phát triển chip tiên tiến và chấtbán dẫn, các công nghệ cốt lõi khác và các công nghệ mới nổi để trở thành "một siêu cường công nghệ tự lực cánh sinh”. Cạnh tranh địa chính trị cũng "nóng lên” khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự và thách thức lẫn nhau ở những khu vực chiến lược, phản đối lẫn nhau về hoạt động quân sự tại những khu vực mà hai bên đang tranh giành ảnh hưởng. Mỹ xúc tiến chiến lược "Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn(B3W), được cho là để cạnh tranh với sáng kiến "Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính quyền ông Biden thúc đẩy hợp tác giữa nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), hình thành quan hệ đối tác an ninh ba bên Mỹ- Anh-Australia (AUKUS), những động thái được cho là nhằm cân bằng và kiềm chế tầm ảnh hưởng và sức mạnh hàng hải của Trung Quốc trong khu vực. Chuyên gia Chen Fengying tại Viện nghiên cứu quan hệ đương đại Trung Quốc dự đoán trong thời gian tới, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục các chính sách cứng rắn, thậm chí còn khắc nghiệt hơn, thông qua ưu tiên tham vấn với các đồng minh thay vì đàm phán trực tiếp với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc được cho sẽ tiếp tục tập trung chiến lược "vòng tuần hoàn kép” với thị trường nội địa và thị trường quốc tế củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa đóng vai trò chủ đạo. Mục tiêu của chiến lược này là nâng cao năng lực độc lập, tự chủ kinh tế-công nghệ, hiện đại hóa nền tảng công nghiệp, từ đó củng cố vị thế của Trung Quốc trên thế giới và ứng phó hiêụquả hơn trước sự kiềm chế, cạnh tranh chiến lược của Mỹ và một số nước phương Tây. Những gì đang diễn ra khiến một số nhà phân tích cho rằng xu thế phân tách Mỹ-Trung đang ngày một rõ nét khi hai bên giảm dần mức độ phụ thuộc lẫn nhau, thu hẹp hợp tác trên nhiều lĩnh vực và gia tăng các động thái cạnh tranh, cọ xát trên bình diện rộng. Tuy nhiên, học giả Ryan Hass thuộc Viện Brookings cho rằng cuộc cạnh tranh hiện nay ít nhất vẫn chưa làm mất đi mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc, vốn đã hình thành giữa hai cường quốc trong nhiều thập niên. Đơn cử như trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động thương mại Mỹ-Trung vẫn diễn ra nhộn nhịp, bất chấp dự đoán các biện pháp thuế quan sẽ khiến Mỹ muốn tách Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nỗ lực cân bằng lợi ích vẫn đóng vai trò là "dây neo” giữ quan hệ Mỹ-Trung trong tầm kiểm soát, trong khi mạng lưới dày đặc các liên kết thương mại, tài chính, khoa học...giữa hai nước sẽ khiến bên này khó có thể làm tổn hại cho bên kia mà không gây phản tác dụng. Trên thực tế, cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu được tầm quan trọng của quan hệ song phương cũng như việc duy trì đối thoại nhằm quản lý các tranh chấp để tránh dẫn tới xung đột. Lập trường này cũng đã được Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến hồi tháng 11. Do đó, dù nhiều lúc không "bằng mặt” nhưng hai nước vẫn "bắt tay” hợp tác trong các vấn đề có lợi ích chung. Điển hình là tuyên bố chung về tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu mà hai nước đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở Glasgow (Anh). Chuyên gia Ben Scott thuộc Viện Lowy(Australia) nhận định một mặt, Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế, quân sự và cả ý thức hệ cần đối phó. Mặt khác, Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu. Giới quan sát cũng mô tả thực trạng hiện nay là một phần của trạng thái "bình thường mới” trong quan hệ Mỹ-Trung, khi căng thẳng có thể leo thang song hai bên vẫn duy trì tiếp xúc và đối thoại; xung khắc về lợi ích và cạnh tranh chiến lược gay gắt hơn nhưng không để xảy ra đối đầu quân sự trực diện. Hai bên vẫn sẽ còn bất hòa và gia tăng cạnh tranh trong những vấn đề thương mại, công nghệ hay an ninh, quân sự song vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với nhau trong những chủ đề cùng chung lợi ích như biến đổi khí hậu, ứng phó dịch COVID-19 hay kiểm soát vũ khí hạt nhân. Dù khó có thể kỳ vọng vào sự cải thiện lớn trong quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai gần, song cuộc cạnh tranh giữa hai nước cũng khó có khả năng chuyển thành trạng thái thù địch hoàn toàn. Điều này đặt quan hệ Mỹ-Trung luôn trong trạng thái cạnh tranh gay gắt, song song với nỗ lực đảm bảo đối đầu không vượt tầm kiểm soát.

Theo Baotintuc

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/18/160911/trang-thai-binh-thuong-moi-tr111ng-quan-he-my-trung.htm