Trang trọng lễ tế tưởng niệm 135 năm Thất thủ Kinh đô Huế

Rạng sáng 13/7 (nhằm ngày 23/5 âm lịch), tại di tích lịch sử văn hóa đàn Âm hồn (số 73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế trang trọng tổ chức lễ tế âm hồn nhằm tưởng niệm 135 năm Ngày thất thủ Kinh đô (1885-2020).

Lễ tế do ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài, khăn đóng làm chủ lễ tế.

Lãnh đạo Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho biết, lễ tế âm hồn tại đàn Âm hồn là dịp để tưởng nhớ Ngày thất thủ Kinh đô xảy ra vào ngày 23/5 năm Ất Dậu (ngày 05/07/1885) khi có hàng nghìn đồng bào, chiến sĩ đã chết, hy sinh giữa binh đao loạn lạc vào thời điểm thực dân Pháp xâm lược.

Lễ tế tại đàn Âm hồn do ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ lễ tế.

Lễ tế tại đàn Âm hồn do ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ lễ tế.

Các nghi lễ tại lễ tế đàn Âm hồn được phục dựng bài bản theo nghi thức dưới triều Nguyễn.

Các nghi lễ tại lễ tế đàn Âm hồn được phục dựng bài bản theo nghi thức dưới triều Nguyễn.

Lễ tế đàn Âm hồn được phục dựng bài bản với các nghi lễ chính theo nghi thức thời nhà Nguyễn dưới triều vua Duy Tân gồm lễ quán tẩy (rửa tay), lễ thượng hương (dâng hương), lễ hiến tước (dâng rượu); lễ phẩm tại lễ tế gồm đủ tam sanh, giấy tiền, vàng mã...

 Lễ phẩm tại lễ tế gồm đủ tam sanh, giấy tiền, vàng mã và các lễ vật khác.

Lễ phẩm tại lễ tế gồm đủ tam sanh, giấy tiền, vàng mã và các lễ vật khác.

Đàn Âm hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894, dưới triều vua Thành Thái, là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế.

Đội Nhã nhạc cung đình thuộc Trung tâm BTDT Cố đô Huế tấu nhạc nghi thức được dùng trong lễ tế đàn Âm hồn của triều Nguyễn.

Đội Nhã nhạc cung đình thuộc Trung tâm BTDT Cố đô Huế tấu nhạc nghi thức được dùng trong lễ tế đàn Âm hồn của triều Nguyễn.

Di tích đàn Âm Hồn bị xấm lấn và chiếm dụng trong nhiều thập niên qua. Ngày 15/12/2013, di tích này đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích cấp tỉnh. Đến thời điểm tháng 5/2017, toàn bộ diện tích của di tích đã được thu hồi.

Người dân đến dâng hương sau lễ tế.

Người dân đến dâng hương sau lễ tế.

Sau lễ tế, vàng mã, chúc văn được đốt trong khuôn viên đàn Âm hồn.

Sau lễ tế, vàng mã, chúc văn được đốt trong khuôn viên đàn Âm hồn.

Tháng 5/2018 lần đầu tiên lễ tế Âm hồn được diễn ra đúng với nghi lễ của triều đình.

Sau lễ tế, đông đảo người dân địa phương đã vào dâng hương tại đàn Âm hồn để tưởng nhớ nghĩa sĩ, đồng bào tử vong trong sự kiện thất thủ Kinh đô Huế.

Anh Khoa

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/chuyen-dong-van-hoa/trang-trong-le-te-tuong-niem-135-nam-that-thu-kinh-do-hue-602659/