Tranh cãi thời điểm Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều

Truyện Kiều là tác phẩm văn học nổi tiếng ai cũng biết. Tuy nhiên cho đến nay, Truyện Kiều được thi hào Nguyễn Du sáng tác vào thời điểm nào vẫn còn gây tranh cãi.

Việc xác định thời gian Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều (tên nguyên thủy là Đoạn trường Tân Thanh) có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu tác giả cũng như giá trị tác phẩm.

Việc xác định thời gian Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều (tên nguyên thủy là Đoạn trường Tân Thanh) có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu tác giả cũng như giá trị tác phẩm.

Tuy nhiên cho đến nay Truyện Kiều được viết vào thời gian nào vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.

Tuy nhiên cho đến nay Truyện Kiều được viết vào thời gian nào vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.

Theo nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện, cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào khoàng thời gian 1814-1820.

Theo nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện, cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào khoàng thời gian 1814-1820.

Học giả Đào Duy Anh cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm 1805-1809.

Học giả Đào Duy Anh cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm 1805-1809.

Rất nhiều ý kiến tranh luận về thời gian sáng tác Truyện Kiều được đưa ra. Tựu trung lại đều thống nhất có ba thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều: Sau khi đi sứ Trung Quốc về (sau 1813); Những năm làm quan cho nhà Nguyễn (từ 1802-1809); Những năm về sống ẩn dật tại quê nhà (1796-1802).

Rất nhiều ý kiến tranh luận về thời gian sáng tác Truyện Kiều được đưa ra. Tựu trung lại đều thống nhất có ba thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều: Sau khi đi sứ Trung Quốc về (sau 1813); Những năm làm quan cho nhà Nguyễn (từ 1802-1809); Những năm về sống ẩn dật tại quê nhà (1796-1802).

Ngoài ra, một ý kiến cho rằng: Nguyễn Du viết Truyện Kiều trong thời gian sống ở quê vợ tại Thái Bình (1786-1796).

Ngoài ra, một ý kiến cho rằng: Nguyễn Du viết Truyện Kiều trong thời gian sống ở quê vợ tại Thái Bình (1786-1796).

Các ý kiến này cho đến nay vẫn chưa tìm được sự thống nhất. Nguyên nhân là do chủ yếu dựa vào dấu vết văn bản và suy luận từ cuộc đời tác giả và tác phẩm.

Các ý kiến này cho đến nay vẫn chưa tìm được sự thống nhất. Nguyên nhân là do chủ yếu dựa vào dấu vết văn bản và suy luận từ cuộc đời tác giả và tác phẩm.

Tuy nhiên, bản gốc không còn. Bản gốc của truyện Kiều có tên Đoạn trường tân thanh mà Nguyễn Du đã gửi gắm bạn thân là tiến sĩ Phạm Quý Thích, nhờ đem khắc in (khi biết mình bệnh nặng không qua khỏi), đã mất. Bản Kiều đầu tiên do Phạm Quý Thích đặt khắc in là Kim Vân Kiều tân truyện cũng không còn.

Tuy nhiên, bản gốc không còn. Bản gốc của truyện Kiều có tên Đoạn trường tân thanh mà Nguyễn Du đã gửi gắm bạn thân là tiến sĩ Phạm Quý Thích, nhờ đem khắc in (khi biết mình bệnh nặng không qua khỏi), đã mất. Bản Kiều đầu tiên do Phạm Quý Thích đặt khắc in là Kim Vân Kiều tân truyện cũng không còn.

Truyện Kiều có quá nhiều bản in, sao chép và có nhiều chỗ khác nhau. Ngoài ra, cuộc đời của tác giả và tác phẩm thì quá phong phú và phức tạp mà mỗi người đều có thể suy luận theo cách nghĩ riêng của mình.

Truyện Kiều có quá nhiều bản in, sao chép và có nhiều chỗ khác nhau. Ngoài ra, cuộc đời của tác giả và tác phẩm thì quá phong phú và phức tạp mà mỗi người đều có thể suy luận theo cách nghĩ riêng của mình.

Vì thế bài toán về thời gian Nguyễn Du sáng tác Truyền Kiều đã đi suốt nửa cuối thế kỷ XX đến nay vẫn chưa tìm được lời giải.

Vì thế bài toán về thời gian Nguyễn Du sáng tác Truyền Kiều đã đi suốt nửa cuối thế kỷ XX đến nay vẫn chưa tìm được lời giải.

Mời độc giả xem video:Hàng chục năm mang bứu sợi thần kinh khổng lồ. Nguồn: NLĐTV.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/sach-hay/tranh-cai-thoi-diem-nguyen-du-sang-tac-truyen-kieu-1533319.html