Trẻ bao nhiêu tuổi thích hợp niềng răng?
Hiện nay, phương pháp chỉnh nha, niềng răng ở trẻ nhỏ đang dần trở nên phổ biến. Việc can thiệp , thời gian niềng sẽ càng kéo dài, chi phí cao và tỷ lệ đạt hiệu quả thấp.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Thời điểm ‘vàng’ niềng răng cho trẻ
Lợi ích của việc niềng răng sớm cho trẻ
Niềng răng có phải kiêng ăn uống gì không?
Đối với trẻ em, việc được chẩn đoán những bất thường về răng và khớp cắn và niềng răng sớm sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi hơn, khiến cho giai đoạn niềng răng khi đã trưởng thành cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, có thể hạn chế được các phẫu thuật chỉnh hình sau này.
Thời điểm ‘vàng’ niềng răng cho trẻ
Theo các bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, thời điểm tốt nhất để chỉnh nha cố định là trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì vì đây là lứa tuổi cơ thể còn đang phát triển, xương hàm còn chưa cố định. Bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân nên đi niềng răng sớm, độ tuổi thích hợp là từ 12 đến 16 tuổi. Đây là lúc trẻ đang ở trong giai đoạn thay răng sữa, ổn định răng vĩnh viễn, cơ thể đang phát triển thuận lợi cho việc uốn nắn, cho kết quả nhanh với thời gian đeo niềng rút ngắn tối đa.
Trong giai đoạn này, việc điều chỉnh độ đưa ra của hàm, điều chỉnh răng móm, mọc chen đều rất dễ dàng mà không cần phải nhổ răng. Đồng thời, tác động lực diễn ra nhanh chóng, răng sẽ dịch chuyển rất nhanh, cho kết quả đẹp tối đa.
Khi được chỉnh nha vào đúng độ tuổi, trẻ sẽ dễ dàng giữ được kết quả chỉnh nha, mà không cần phải đeo hàm duy trì kết quả chỉnh nha khi trưởng thành.
Xương hàm, răng và lợi của trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong một vài năm sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng. Bé gái có thể tiếp tục phát triển đến 16 tuổi và bé trai là 18 tuổi. Vì thế, khi trẻ đã có khớp cắn bình thường, cha mẹ vẫn nên tiếp tục theo dõi sát sự phát triển răng miệng của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường.
Lợi ích của việc niềng răng sớm cho trẻ
Việc niềng răng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích mà ở giai đoạn trưởng thành khó có thể có được, chẳng hạn như:
- Giúp định hướng xương hàm của bé phát triển cân đối, hài hòa.
- Giúp răng mới mọc đúng vị trí, đều, thẳng hàng, đạt tính thẩm mỹ cao.
- Có thể giúp trẻ cải thiện phát âm, tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
- Phòng ngừa những biến chứng răng miệng phổ biến do sai khớp cắn liên quan đến khớp hàm như viêm nha chu, sâu răng,...
- Giảm nguy cơ gặp phải tình trạng lệch xương hàm nghiêm trọng dẫn đến phẫu thuật.
- Thời gian niềng răng thường ngắn hơn, giúp bố mẹ tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với khi trẻ đã lớn.
Niềng răng có phải kiêng ăn uống gì không?
Niềng răng không đau nhưng miệng của bạn có thể nhạy cảm trong những ngày đầu sau khi niềng răng. Cảm giác mới niềng răng cũng khiến bạn cảm thấy hơi khó khăn khi nhai. Vì vậy trong vài ngày đầu bạn chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, món hầm, sữa chua, phô mai mềm, trái cây mềm…
Thực phẩm nên tránh ăn khi niềng rang:
- Thức ăn cứng như xương, gân, mía, các loại hạt, kẹo cứng.
- Thực phẩm có độ dính như kẹo cao su, kẹo dẻo, mứt dẻo, bánh nếp, bánh dày... Vì khi ăn những món này, nguy cơ đồ ăn bị dính lại tại các mắc cài là điều khó tránh khỏi.
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, nước đá, lẩu,.. có thể làm ê buốt răng.
- Thực phẩm có đường như bánh ngọt, mứt, kẹo mút, soda, nước trái cây thêm đường, nước tăng lực…bởi chúng có thể dẫn đến sâu răng và răng đổi màu.