Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, từ 1/1/2025, người mắc bệnh thuộc danh mục 62 bệnh, nhóm bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT trong danh mục này có bệnh lý võng mạc của trẻ đẻ non…

Danh mục này được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.

Mỗi khi nhìn, cháu Q phải cúi sát mắt xuống giấy mới đọc được các chữ to nhất.

Mỗi khi nhìn, cháu Q phải cúi sát mắt xuống giấy mới đọc được các chữ to nhất.

Gần đây, bé gái P.N.Q (sinh năm 2016, ở Phù Cừ, Hưng Yên) đã được gia đình đưa đến khám và tham gia chương trình quản lý cận thị tại Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC), cơ sở 51-53-55 Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Khai thác bệnh sử được biết, Q chào đời khi mới được 26 tuần tuổi với trọng lượng 1.000gr. Đến nay, thể trạng "non nớt" của cô bé chưa đầy 9 tuổi hoàn toàn không tương xứng với cặp kính dầy cộp con đang phải đeo. Mặc dù vậy, mỗi khi nhìn, cháu vẫn phải cúi sát mắt xuống giấy mới đọc được các chữ to nhất…

ThS. BS. Nguyễn Thị Minh Ngọc – Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội soi đáy mắt cho cháu P.N.Q.

ThS. BS. Nguyễn Thị Minh Ngọc – Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội soi đáy mắt cho cháu P.N.Q.

Thử kính mới, mắt phải đeo -15,0D độ cận với -3,00D độ loạn; mắt trái đeo -15,0D độ cận với -4,0D loạn nhưng thị lực của Q, cũng chỉ được 2/10 ở mắt tốt hơn, còn mắt kia chưa được 1/10 do võng mạc của con không còn nguyên vẹn vì đã được laser để lại rất nhiều "nốt sẹo"…

Để giúp cháu Q có được chút thị lực mà đỡ phải mang 1 cặp kính dầy như vậy, ThS.BS. Nguyễn Thị Minh Ngọc - Trưởng khoa Khúc xạ đã tư vấn cho con thực hiện 1 loạt các khám nghiệm chuyên sâu về khúc xạ và cho con thử một loại kính đặc biệt dành cho mắt cận thị bệnh lý nặng. BS. Ngọc cho hay: "Đây là một trường hợp trẻ sinh rất non, mắc bệnh võng mạc sinh non kèm theo cận thị rất nặng".

Bệnh võng mạc sinh non và những biến chứng nguy hiểm

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (Retinopathy of prematurity – ROP) là một bệnh lý do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc ở trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1500gr hoặc trẻ sinh non trước tuần 31 của thai kỳ. Trẻ sinh ra càng nhẹ cân, càng non tuổi, càng có nhiều nguy cơ bị ROP.

Tỷ lệ bị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non theo tuổi thai là 83% với thai dưới 28 tuần tuổi và 30% với thai trên 31 tuần tuổi; theo cân nặng là 90% đối với trẻ sinh ra nặng dưới 750gr và 47% với trẻ nặng từ 1000 - 1250gr.

Cháu P.N.Q, được đo bản đồ giác mạc tại HITEC, kiểm tra chuyên sâu về khúc xạ.

Cháu P.N.Q, được đo bản đồ giác mạc tại HITEC, kiểm tra chuyên sâu về khúc xạ.

Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, võng mạc thai nhi bắt đầu hình thành các mạch máu để cung cấp dưỡng chất và oxy cho mắt. Theo thời gian, hệ thống mạch máu này dần dần phát triển ra phía trước, rồi hoàn thiện và phủ kín toàn bộ bề mặt của võng mạc. Quá trình này thường kết thúc vào khoảng tuần thứ 35 của thai kỳ.

Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ đến vài tuần đầu sau sinh, quá trình này tiếp tục tiến triển rất nhanh để khi trẻ được sinh ra, các mạch máu võng mạc được hoàn chỉnh hoàn toàn.

Nếu trẻ bị sinh ra quá sớm (sinh cực non dưới 28 tuần) các mạch máu có thể ngừng phát triển hoặc phát triển "lệch lạc", sinh ra các mạch máu mỏng manh, cấu tạo không hoàn chỉnh nên dễ vỡ, gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh. Sau đó, hình thành các sẹo xơ, gây co kéo dẫn tới bong võng mạc, đó là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về thị giác và thậm chí mù lòa ở trẻ mắc bệnh võng mạc trẻ sinh non.

Các trường hợp trẻ sinh không quá non (từ 28-30 tuần), nếu mắc bệnh võng mạc trẻ sinh non thường ở thể nhẹ (chiếm khoảng 90%), bệnh có thể tự cải thiện và không có ảnh hưởng gì về sau. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ và theo dõi thường xuyên để phòng tránh và quản lý những biến chứng sau này như cận thị, nhược thị, lác và nhiều biến chứng toàn thân khác.

Bệnh võng mạc trẻ sơ sinh ở thể nặng cần phải được điều trị tích cực, càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh, suy giảm thị lực, nhiều trường hợp bị mù vĩnh viễn.

Cần làm gì để phát hiện bệnh võng mạc đẻ non: Khuyến cáo của chuyên gia mắt HITEC

Các bác sĩ khuyến cáo, cần khám để phát hiện sớm bệnh võng mạc ở trẻ sinh non ở tất cả những trẻ có các yếu tố nguy cơ như sau:

- Cân nặng lúc sinh từ 1500 - 2000gr nhưng bị ngạt, nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm trùng, kèm theo những bệnh khác …

- Cân nặng lúc sinh từ 1500 - 2000gr và đa thai (sinh đôi, sinh ba...).

- Trẻ sinh non, ngay khi còn nằm điều trị trong khoa sơ sinh và cả khi bé đã được về nhà bắt buộc cần khám bác sỹ chuyên khoa mắt. Lần khám đầu tiên, thường được tiến hành khi trẻ được 3 – 4 tuần hoặc ≥ 31 tuần tuổi sau sinh.

- Trẻ sinh ra thiếu tháng, cân nặng dưới 2500gr, khi được 3-4 tuần tuổi cũng nên chủ động đến khám sàng lọc bởi bác sỹ chuyên khoa mắt.

- Các chuyên gia cũng lưu ý: Kể cả khi bác sĩ nói không có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đẻ non, trẻ vẫn cần khám lại 2 tuần một lần cho tới khi bé đủ 40 – 42 tuần tuổi (tính từ ngày thụ thai). Bởi, đó mới là khi các mạch máu ở võng mạc có thể đảm bảo được phát triển một cách hoàn thiện.

Cháu P.N.Q được loại trừ bệnh lý giác mạc chóp.

Cháu P.N.Q được loại trừ bệnh lý giác mạc chóp.

Nếu bị bệnh ở giai đoạn nặng hơn, bé có thể sẽ phải được khám lại sau 1 tuần thậm chí sau 2 – 3 ngày, để quyết định thời gian cần phải điều trị ngay.

Với những trẻ sau khám lần đầu có chẩn đoán mắc bệnh võng mạc trẻ sơ sinh giai đoạn nhẹ chưa cần can thiệp gì, sẽ được bác sĩ hẹn lịch tái khám lần tiếp theo để đánh giá lại sự tiến triển của bệnh cũng như sự hoàn thiện tiếp tục của hệ mạch võng mạc, cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua.

Khi bác sĩ khẳng định tình trạng bệnh của con hiện đã ổn định, thì cha mẹ cũng vẫn cần cho con đi tái khám theo hẹn vì khi lớn bé có thể sẽ mắc phải một số vấn đề như bị cận thị, nhược thị hoặc lác… Đặc biệt, khi bệnh ở 2 mắt không đều nhau. Bác sĩ mắt sẽ giúp cha mẹ phát hiện, kiểm soát và điều chỉnh cho bé khi được 1 - 2 tuổi hoặc trước tuổi học đường.

Trẻ có tật khúc xạ hoặc người bệnh muốn được khám kiểm tra mắt và các bệnh mắt khác có thể đăng ký qua Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC - Hotline: 0984122153 (Hà Nội) và 0345118228 (Sài Gòn).

hoặc kênh Youtube: https://www.youtube.com/@hethongbenhvienmathitec/videos

Bệnh nhân có thể đến khám và điều trị tại các cơ sở:

Cơ sở 1: Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC): 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa Mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 3: Phòng khám Mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 4: Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM

Bạch Mai

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tre-co-do-can-cao-hon-gap-doi-so-tuoi-cua-minh-169250106105412117.htm