Trẻ em được quyền trợ giúp pháp lý

Trẻ em là một trong những đối tượng được trợ giúp pháp lý (TGPL) miễn phí. Hoạt động TGPL cho trẻ em luôn được Trung tâm TGPL Nhà nước Bắc Kạn quan tâm.

Trả lời: Điều 9, Luật Trợ giúp pháp lý quy định nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý như sau:

- Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Để được hưởng các quyền của người được trợ giúp pháp lý, thì người có yêu cầu trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ chứng minh mình là người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Việc cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý là nghĩa vụ bắt buộc để người có yêu cầu trợ giúp pháp lý hưởng quyền, nếu người có yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp được giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng thì họ sẽ không được hưởng các quyền mà pháp luật về trợ giúp pháp quy định đối với người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

- Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

Trong quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, việc cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý rất quan trọng, mang tính chất quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc.

Việc cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, kịp thời của người được trợ giúp pháp lý là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan về vụ việc trợ giúp pháp lý không đầy đủ hoặc không chính xác thì phải chịu những hậu quả bất lợi trong quyết định giải quyết vụ việc của cơ quan có thẩm quyền.

- Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện.

Đồng thời, hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

- Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

Tại cùng một thời điểm, một vụ việc trợ giúp pháp lý chỉ do một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết. Người được trợ giúp pháp lý không được yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc.

Trong trường hợp vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết mà người được trợ giúp pháp lý tiếp tục yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nhận được yêu cầu sau phải từ chối thụ lý vụ việc.

- Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Người được trợ giúp pháp lý phải chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý. Người được trợ giúp pháp lý không được đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trường hợp người được trợ giúp pháp lý vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện.

(Còn tiếp)

TRUNG TÂM TGPL NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC KẠN

Nguồn Bắc Kạn: https://baobackan.vn/tre-em-duoc-quyen-tro-giup-phap-ly-post64704.html