Trên đường đi thỉnh kinh, Đường Tăng đột ngột mắc bệnh gì mà khiến Tôn Ngộ Không đứng ngồi không yên?
Trong hồi 81 Tây du ký, có chi tiết Đường Tăng bất ngờ lâm bệnh nặng khiến các đệ tử sững sờ. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này nằm ở đâu.
Chi tiết Đường Tăng bất ngờ lâm bệnh nặng khiến các đệ tử sững sờ ở hồi 81 Tây du ký đã khiến nhiều người bất ngờ. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này nằm ở đâu?
Trong hồi 81 Tây du ký, ắt hẳn những fan hâm mộ của bộ phim này nhớ đến tình tiết sư phụ Đường Tăng bất ngờ lâm bệnh nặng, cơ thể đau nhừ, hoa mắt chóng mặt. Khi Tôn Ngộ Không hỏi nguyên nhân thì sư phụ trả lời do đi vệ sinh vào ban đêm nhưng không đội mũ nên đã bị trúng gió. Ba ngày sau đó, bệnh tình của Đường Tăng ngày càng trở nặng, thậm chí ông còn cảm thấy như mình sắp lìa xa cõi đời. Trước diễn biến trầm trọng này, Đường Tăng đã yêu cầu Ngộ Không chuẩn bị giấy mực để viết thư gửi vua Đường, xin vua cử người khác đi thỉnh kinh vì nghĩ mình sẽ không thể khỏi bệnh được.
Trư Bát Giới không khỏi sợ hãi và lo lắng cho tính mạng sư phụ nhưng cũng không quên đòi phân chia hành lý. Tuy nhiên, Lão Tôn đã nhìn thấy nguyên nhân gây ra căn bệnh của sư phụ.
Tôn Ngộ Không từng hé lộ, Đường Tăng vốn là Kim Thiền Tử, đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai. Do ngủ gục trong lúc Phật Tổ giảng kinh, khinh mạn Phật pháp nên Kim Thiền Tử phải chịu kiếp nạn đày xuống trần gian, trải qua muôn vàn gian khổ.
Nghe như tin sét đánh ngang tai, Trư Bát Giới lại cho rằng kiếp nạn mà Đường Tăng phải chịu đựng là quá gắt gao. Theo Lão Trư, sư phụ có ngủ gục nhưng đã bị đày xuống phương Đông, đầu thai thành thân người, gặp bao yêu mai, quỷ quái, chịu rất nhiều khổ cực rồi mà vẫn bị mắc bệnh nặng.
Tôn Ngộ Không tiếp tục giải thích nguyên nhân trực tiếp khiến Đường Tăng đột ngột lâm bệnh nặng là do tội bị nhân đôi. Trước hết là không nghe Phật giảng pháp, ngồi ngủ gục, ngã nhào người, chân lại giẫm phải một hạt gạo nên xuống hạ giới phải bị bệnh mất 3 ngày. Đúng thật là đến gần hết ngày thứ 3, Đường Tăng sau khi uống ngụm nước mưa thì bệnh đã khỏi một nửa. Đến khi thời hạn 3 ngày vừa hết thì thời gian tiêu nghiệp cũng vừa xong, bệnh tình khỏi hẳn.
Thông qua bí ẩn đằng sau căn bệnh lạ của Đường Tăng, có thể thấy kiếp nạn này đã mang nhiều ý nghĩa và bài học đắt giá cho ông, nó giúp ông hiểu rõ hơn về nghiệp quả và những khổ đau mà con người phải gánh chịu trong cuộc sống sinh lão bệnh tử. Bên cạnh đó, xuất thân của Đường Tăng là Kim Thiền Tử, đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai. Vì khinh mạn Phật pháp trong kiếp trước nên Kim Thiền Tử bị đày xuống trần gian và phải trải qua muôn vàn gian khổ, trong đó có kiếp nạn bệnh tật này. Tình tiết này như một lời nhắc nhở những gì chúng ta làm trong quá khứ đều có thể ảnh hưởng đến hiện tại.
*Thông tin trên chỉ là tham khảo, giải trí cho độc giả.